Author Archives: Vivian Linh

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Dược liệu

Trên thực tế, dược phẩm là loại mặt hàng được ưu tiêu nhập khẩu và làm mới liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Mặt khác, các loại thuốc nhập ngoại cũng đang ngày càng gia tăng gấp bội theo cấp số nhân.

Vậy nên, có khá nhiều khách hàng vẫn còn băn khoăn không biết thủ tục nhập khẩu dược phẩm được tiến hành như thế nào? Vậy Anlita xin giải đáp cho Quý vị thông qua bài viết dưới đây:  

1. Quy định nhập khẩu dược phẩm về việt nam

Thủ tục nhập khẩu dược phẩm đã được quy định cụ thể tại mục 2, chương 2, tuân thủ Nghị định số 54/2017/NĐ – CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ – CP). Trong đó, thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi mọi người đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như:

  1. Cấp phép lưu hành tại nước sản xuất, nước thành viên của hội nghị quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm cho người (The International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use – ICH) hoặc Australia.
  2. Có sẵn hướng dẫn chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị do Bộ Y Tế ban hành và phê duyệt đầy đủ.
  3. Thuốc phục vụ cho mục đích cấp cứu, chống độc, chống thải ghép,…
  4. Thuốc dùng để chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị kịp thời các bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh viêm gan virus, bệnh lao, bệnh sốt rét và các bệnh do Bộ trưởng Bộ Y Tế quyết định.
  5. Tuân thủ quy định nhập khẩu dược phẩm về Việt Nam

2. Điều kiện nhập khẩu dược phẩm tại Việt Nam

Ngoài việc thông thạo khái niệm thuốc thì cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều phải hiểu và tuân thủ những điều kiện khi làm thủ tục nhập khẩu dược phẩm:

  1. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bắt buộc phải sở hữu chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh dược phẩm theo đúng quy định.
  2. Người quản lý chuyên môn của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được cấp chứng chỉ hành nghề dược. Không những thế, họ cần phải có đạo đức nghề nghiệp, trang bị sức khỏe hành nghề và sở hữu giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc, dược phẩm.
  3. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp đạt chuẩn. Đồng thời, đơn vị nhận sự hoạt động cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn và tương ứng với hình thức kinh doanh mặt hàng dược phẩm, thuốc nhập khẩu.
  4. Đáp ứng đầy đủ điều kiện nhập khẩu dược phẩm dược phẩm

3. Pháp lý về thủ tục nhập khẩu dược phẩm về Việt Nam

Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật đã hiển thị sẵn quy định về thủ tục nhập khẩu dược phẩm. Cụ thể như:

  1. Luật Dược công bố năm 2016.
  2. Nghị định 54/2017/NĐ – CP do Chính phủ ban hành Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược vào năm 2016.
  3. Theo nghị định số 155/2018/NĐ – CP sửa đổi và bổ sung Nghị định số 54/2017/NĐ – CP.
  4. Thông tư 03/2016/TT – BYT của Bộ Y Tế quy định chung về hoạt động kinh doanh dược liệu.
  5. Các văn bản pháp luật liên quan bất kỳ.

4. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu dược phẩm

Anlita sẽ bật mí cho mọi người hồ sơ thủ tục nhập khẩu dược phẩm chuẩn xác và đầy đủ như sau:

  1. Giấy xin nhập khẩu (bản gốc).
  2. Đơn hàng nhập khẩu.
  3. Giấy chứng nhận sản phẩm dược (có thể thay thế bằng FSC và GMP). Trường hợp có nhiều cơ sở đồng loạt hợp tác vào quá trình sản xuất thuốc thì họ buộc phải nộp giấy chứng nhận GMP của tất cả trung tâm tham gia trong quá trình tạo ra thành phẩm.
  4. Tiêu chuẩn kèm phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc.
  5. Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng đã đóng dấu sẵn tên đơn vị nhập khẩu. Bao gồm 01 bộ nhãn kèm tờ hướng dẫn sử dụng gốc đang được lưu hành thực tế ở nơi xuất xứ (trừ vắc xin, sinh phẩm y tế), 02 bộ nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng dịch sang tiếng Việt.
  6. Báo cáo lượng thuốc tồn kho.
  7. Chuẩn bị hồ sơ lâm sàng và tiền lâm sàng đối với thuốc chứa dược chất mới hay thuốc có sự kết hợp cùng một số dược chất đã lưu hành.
  8. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục nhập khẩu chính xác và đầy đủ

5. Thủ tục nhập khẩu dược phẩm chi tiết

Khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần xác định xem dược phẩm của mình đã có số lưu hành tại Việt Nam hay chưa. Nếu chưa có, đơn vị phải tiến hành đi xin giấy phép nhập khẩu và đăng ký số lưu hành. Thế nên, thủ tục nhập khẩu dược phẩm thường được chia thành hai loại:

1. Thủ tục nhập khẩu dược phẩm có số lưu hành tại Việt Nam

Đối với các loại dược phẩm đã sở hữu sẵn số lưu hành tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan. Hồ sơ bao gồm:

  1. Hóa đơn thương mại hoàn chỉnh.
  2. Hợp đồng ngoại thương rõ nét.
  3. Vận tải đơn kèm theo.
  4. Giấy chứng nhận xuất xứ (bản gốc).
  5. Cung cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
  6. Danh mục thuốc nhập khẩu hoàn chỉnh.
  7. Giấy phép lưu hành sản phẩm hoặc Quyết định cấp sổ đăng ký lưu hành (bản chính hoặc photo công chứng).

2. Thủ tục nhập khẩu dược phẩm chưa có số lưu hành tại Việt Nam

Ngược lại, nếu mặt hàng chưa có số lưu hành thì đơn vị phải di chuyển đi xin giấy phép nhập khẩu và đăng ký số lưu hành. Trình tự bao gồm 3 bước:

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu dược phẩm (bắt buộc)

Đây được xem là bước quan trọng nhất để nhập khẩu dược phẩm về đăng ký số lưu hành tại Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu theo mẫu đã quy định chi tiết tại Khoản 2, Điều 65, Nghị định 54/2017/NĐ – CP. Cụ thể như sau:

  1. Đơn hàng nhập khẩu Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 54/2017/NĐ – CP (03 bản gốc).
  2. Giấy chứng nhận sản phẩm dược (bản gốc hoặc bản sao chứng thực).
  3. Bản tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất đã đóng dấu (photo).
  4. Bộ mẫu nhãn và hướng dẫn sử dụng đang được lưu hành ở nước cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược (1 bản chính).
  5. Bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành ở Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng Tiếng Việt đã đóng dấu cơ sở nhập khẩu (2 bộ).
  6. Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc nghiện, thuốc hướng thần,… theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban hành.
  7. Giấy chứng nhận thực hành tốt của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau (bản chính hoặc photo công chứng).
  8. Giấy cho phép tiến hành công việc bức xạ của cơ sở nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu thuốc phóng xạ (bản sao chứng thực hoặc bản sao đóng dấu cơ sở).

Bước 2: Thực hiện đăng ký số lưu hành dược phẩm

Ngay khi hoàn tất và nộp đầy đủ hồ sơ nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật, đơn vị hãy bắt đầu quá trình đăng ký số lưu hành cho dược phẩm tại Việt Nam. Mặt khác, thủ tục và hồ sơ đăng ký đã được liệt kê tại Khoản 2, Điều 56 Luật Dược 2106. Tóm gọi chi tiết như sau:

Hồ sơ hành chính:

  1. Đơn đề nghị đăng ký giấy lưu hành và nguyên liệu chế biến thuốc.
  2. Bản sao chứng thực Giấy phép thành lập văn phòng đại diện còn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn thời hạn.
  3. Bản gốc hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm đối với thuốc nhập khẩu còn hiệu lực.
  4. Mẫu nhãn, nguyên liệu, thông tin về thuốc và các tập tài liệu khác liên quan đến kinh doanh, lưu hành, nguyên liệu.
  5. Hồ sơ kỹ thuật chứng minh thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải đáp ứng tất cả các yêu cầu tại Khoản 4 Điều 54 Luật Dược 2016.

Thuốc mới, sinh phẩm tham chiếu, vắc xin,… có chỉ định trong những dạng bệnh thuộc danh Mục do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành thì doanh nghiệp phải sở hữu thêm bộ hồ sơ lâm sàng chứng minh an toàn và hiệu quả.

Sinh phẩm tương tự phải có thêm hồ sơ chứng minh chất lượng so với một sinh phẩm tham chiếu.

Ngoài ra, thuốc có yêu cầu thử tương đương sinh học phải có thêm báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học của thuốc.

Bước 3: Làm hồ sơ nhập khẩu dược phẩm

Như Anlita vừa đề cập trên mục “Hồ sơ là thủ tục nhập khẩu dược phẩm”, chỉ cần thực hiện xong công đoạn này là doanh nghiệp đã gần như hoàn tất 100%.

 

3. Mã HS code và thuế nhập khẩu dược phẩm

Tuân thủ theo đúng quy định pháp luật mà nhà nước Việt Nam ban hành, mã HS Code và thuế được ghi nhận như sau:

HS Code

300410: Thuốc chứa Penicillin có cấu trúc Axit Penicillanic.

300420: Thuốc tồn tại kháng sinh.

300432: Thuốc chứa Hormon tuyến thượng thận hoặc các dẫn xuất của chúng.

300440: Thuốc chứa Alkaloid hoặc dẫn xuất của chúng nhưng không chứa Hormon và kháng sinh.

300450: Thuốc chứa Vitamin hoặc sản phẩm nằm trong nhóm 29.36.

30049049: Các loại thuốc kháng như chống sốt rét, giảm đau, tẩy giun,…

Có đầy đủ mã HS và đóng thuế theo đúng quy định

4. Thuế

Đúng như Cục Quản Lý công bố, nhập khẩu dược phẩm chịu thuế GTGT với thuế suất 5% khi làm thủ tục khai báo hải quan.

 

5. Q&A những câu hỏi thường gặp về thủ tục nhập khẩu dược phẩm

Q: Cơ sở Việt Nam nhập khẩu thuốc cần đáp ứng những yêu cầu gì?

A: Đơn vị phải hội tụ đầy đủ các tiêu chí như:

Cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi buôn bán dược liệu.

Đạt nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” do Bộ Y Tế kiểm tra chặt chẽ.

Q: Thủ tục nhập khẩu dược phẩm chưa có số lưu hành thường thông qua mấy giai đoạn?

A: Câu trả lời là 3 giai đoạn:

Đầu tiên, xin giấy phép nhập khẩu dược phẩm.

Thứ hai, đăng ký lưu hành dược phẩm tại Việt Nam.

Thứ ba, thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu giống sản phẩm dược đã trang bị số lưu hành.

 

Tổng hợp mọi thông tin giải đáp vấn đề thủ tục nhập khẩu dược phẩm đã được chúng tổng hợp lại hy vọng sẽ giúp ích được cho Quý vị trong quá trình nhập khẩu dược phẩm.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc vẫn chưa hiểu, liên hệ Hotline để được tư vấn hỗ trợ nhé!

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Máy phát điện

Thủ tục nhập khẩu máy phát điện generator, mã HS tổ máy phát điện chạy động cơ dầu, máy phát điện chạy động cơ xăng, máy phát điện khí tự nhiên, máy phát điện nước, máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều, chính sách nhập khẩu, thuế GTGT, thuế nhập khẩu các loại máy phát điện. Là những nội dung chính mà Anlita muốn chia sẻ đến Quý vị trong những bài viết này.

Máy phát điện là biết bị biến đổi cơ năng thành điện năng. Thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Máy phát điện được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Châu Âu, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu cho các loại máy phát điện thì tương đối giống nhau.

Sau đây, Anlita sẽ chia sẻ thủ tục nhập khẩu máy phát điện, mã HS máy phát điện chạy dầu, máy phát điện chạy xăng, máy phát điện nước, máy phát điện xoay chiều, máy phát điện một chiều, máy phát điện 1 pha, 3 pha, chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT máy phát điện các loại.

1. Chính sách nhập khẩu máy phát điện

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây: 

  1. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. 
  2. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  3. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  4. Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019;
  5. Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
  6. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  7. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng máy phát điện không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu máy phát điện sẽ tiến hành như những mặt hàng bình thường khác. Khi nhập khẩu máy phát điện cần phải lưu ý những điểm sau:

Máy phát điện đã qua sử dụng thì có tuổi thiết bị dưới 10 năm;

Khi nhập khẩu máy phát điện thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;

Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Trên đây là toàn bộ những quy định pháp luật liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy phát điện. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những quy trình trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu máy phát điện

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện từ các quốc gia khác nhau.

 

Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng máy phát điện, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  1. Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  2. Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  3. Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  4. Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

 

Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

 

Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  1. Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  3. Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Mã HS máy phát điện các loại

Để xác định được mã HS thì phải căn cứ vào chất liệu, cấu tạo, kích thước, chứng năng. Đối với máy phát điện thì chỉ cần xác định được nguyên tắc hoạt động và công dụng là có thể xác định được mã HS máy phát điện.

Sau đây, Anlita đã tổng hợp mã HS máy phát điện các loại theo bảng dưới đây:


hàng

Mô tả
hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA
(CO
Form E)

ATIGA
(CO
Form D)

 
   

 

– Máy phát điện xoay chiều (máy
dao điện), trừ máy phát quang điện:

 

 

 

 

 

   

850161

– – Công suất không quá 75 kVA:

 

 

 

 

 

   

85016110

– – – Công suất không quá 12,5
kVA

30

20

8

50

0

   

85016120

– – – Công suất trên 12,5 kVA

30

20

8

50

0

   

850162

– – Công suất trên 75 kVA nhưng
không quá 375 kVA:

 

 

 

 

 

   

85016210

– – – Công suất trên 75 kVA nhưng
không quá 150 kVA

10.5

7

8

0

0

   

85016220

– – – Công suất trên 150 kVA
nhưng không quá 375 kVA

10.5

7

8

0

0

   

85016300

– – Công suất trên 375 kVA nhưng
không quá 750 kVA

5

0

8

0
(-KH)

0

   

85016400

– – Công suất trên 750 kVA

5

0

8

0

0

   

Theo bảng mã HS trên thì theo đó thuế nhập khẩu của máy phát điện, thuế GTGT của máy phát điện là 10%. Ngoài mức thuế ưu đãi trên đây thì có có rất nhiều mức thuế ưu đãi đặc biệt khác.

Nếu Quý vị chưa xác định được mã HS máy phát điện mà mình nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

4. Thuế nhập khẩu máy phát điện

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi tiến hành nhập khẩu hàng về Việt Nam. Thuế nhập khẩu cho mặt hàng máy phát điện có hai loại đó là: Thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Để có thể tính được thuế nhập khẩu Quý vị tham khảo các tính bên dưới.

Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại như sau:

 

Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

 

Theo công thức trên thì có thể thấy thuế nhập khẩu máy phát điện các loại phụ thuộc vào mức thuế suất theo mã HS. Để có được mức thuế suất thấp nhất, chính xác nhất thì phải xác định đúng mã HS máy phát điện các loại. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào lô hàng đó có chứng nhận xuất xứ hay không, để hưởng được mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Đối với hàng được nhập khẩu từ các nước như: Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Nhà nhập khẩu nên yêu cầu người bán hàng cung cấp cho mình chứng nhận xuất xứ để được hưởng mức thuế nhập khẩu máy phát điện các loại thấp nhất.

 

5. Bộ hồ sơ nhập khẩu máy phát điện các loại

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại các loại gồm những chứng từ sau đây:

  1. Tờ khai hải quan
  2. Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  3. Danh sách đóng gói (Packing list)
  4. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  5. Vận đơn (Bill of lading)
  6. Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  7. Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan máy phát điện một chiều, xoay chiều, một pha, ba pha và các loại khác. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

Nếu Quý vị chưa hiểu về những chứng từ nêu trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

6. Quy trình nhập khẩu tổ máy phát điện

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại gồm những bước sau đây:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS máy phát điện các loại. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại.

Bước 3. thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

Trên đây là bốn bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại. Nếu Quý vị chưa hiểu được quy trình vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

7. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại cho khách hàng. Anlita đã rút ra những kinh nghiệm muốn được chia sẻ đến cho Quý vị. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện Quý vị cần phải lưu ý những điểm sau:

  1. Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với nhà nước;
  2. Xác định chính xác mã HS máy phát điện là rất quan trọng để xác định thuế và tránh bị phạt vì áp sai mã HS;
  3. Nên chuẩn bị các chứng từ trước khi nhập khẩu hàng hóa. Tránh tình trạng lưu bãi, lưu kho làm phát sinh chi phí;
  4. Khi nhập khẩu máy phát điện phải cần dán nhãn hàng hóa;
  5. Máy phát điện đã qua sử dụng thì được phép nhập khẩu với điều kiện tuổi thiết bị không quá 10 năm;
  6. Hàng hóa chỉ được bán ra trên thị trường khi tờ khai đã được thông quan.

Trên đây, thủ tục nhập khẩu máy phát điện, mã HS máy phát điện chạy động cơ dầu, máy phát điện chạy động cơ xăng, máy phát điện khí tự nhiên, máy phát điện nước, máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều, thuế nhập khẩu máy phát điện, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu máy phát điện các loại. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm.

Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện các loại. Quý vị vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotline của chúng tôi để được tư vấn.

 

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Phân bón

Thủ tục nhập khẩu phân bón, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu, kiểm tra chất lượng và công bố lưu hành hàng phân bón. Là những nội dung chính mà Anlita muốn được chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm, lân, và kali, gọi là nhóm nguyên tố đa lượng. Phân bón cũng được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như: Trung Quốc, Nga, Canada, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản.

Sau đây là nội dung chính quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón, mã HS, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu.

 

1. Chính sách nhập khẩu phân bón

 

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  1. Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
  2. Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017;
  3. Nghị định số 108/2017/NĐ-CP 20/09/2017;
  4. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  5. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  6. Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019;

Theo những văn bản trên đây thì mặt hàng phân bón không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi nhập khẩu phân bón cần phải lưu ý những điểm sau:

  1. Phải làm công bố lưu hành loại phân bón nhập khẩu;
  2. Phải kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu;
  3. Phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu.

Trên đây là những quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón. Nếu Quý vị chưa hiểu được những quy định ở trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

2. Tra cứu mã HS phân bón

Tra cứu mã HS là công việc quan trọng phải làm khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón. Mã HS là chuỗi số được quy ước cho từng loại mặt hàng trên phạm vi toàn cầu. Vì thế khi nhập khẩu người mua nên tham khảo mã HS từ người bán. Sau đây là một số mã HS các loại phân bón phổ biến. Mời Quý vị tham khảo bảng chi tiết bên dưới:

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA (CO
Form E)

ATIGA (CO
Form D)

 

 
  

31010010

– Nguồn gốc chỉ từ thực vật

5

0

5

0

0

  

 

– Loại khác:

 

 

 

 

 

  

31010092

– – Nguồn gốc từ động vật (trừ phân chim, dơi), đã qua xử lý hóa học

5

0

5

0

0

  

31010099

– – Loại khác

5

0

5

0

0

  

3102

Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ

 

 

 

 

 

  

31021000

– Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước

9

6

5

5

0

  

 

– Amoni sulphat; muối kép và hỗn hợp của amoni sulphat và amoni nitrat:

 

 

 

 

 

  

31022100

– – Amoni sulphat

5

0

5

0

0

  

31022900

– – Loại khác

5

0

5

0

0

  

31023000

– Amoni nitrat, có hoặc không ở trong dung dịch nước

4.5

3

5

0

0

  

31024000

– Hỗn hợp của amoni nitrat với canxi carbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón

5

0

5

0

0

  

31025000

– Natri nitrat

5

0

5

0

0

  

31026000

– Muối kép và hỗn hợp của canxi nitrat và amoni nitrat

5

0

5

0

0

  

31028000

– Hỗn hợp urê và amoni nitrat ở trong dung dịch nước hoặc dung dịch amoniac

5

0

5

0

0

  

31029000

– Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm trước

5

0

5

0

0

  

3103

Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa phosphat (phân lân)

 

 

 

 

 

  

 

– Supephosphat:

 

 

 

 

 

  

310311

– – Chứa diphosphorus pentaoxide (P2O5) từ 35% trở lên tính theo trọng lượng:

 

 

 

 

 

  

31031110

– – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN)

9

6

5

5

0

  

31031190

– – – Loại khác

9

6

5

5

0

  

310319

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

31031910

– – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi (SEN)

9

6

5

5

0

  

31031990

– – – Loại khác

9

6

5

5

0

  

310390

– Loại khác:

 

 

 

 

 

  

31039010

– – Phân phosphat đã nung (SEN)

9

6

5

5

0

  

31039090

– – Loại khác

5

0

5

0

0

  

3104

Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa kali

 

 

 

 

 

  

31042000

– Kali clorua

5

0

5

0

0

  

31043000

– Kali sulphat

5

0

5

0

0

  

31049000

– Loại khác

5

0

5

0

0

  

3105

Phân khoáng hoặc phân hóa học chứa hai hoặc ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và ka li; phân bón khác; các mặt hàng của Chương này ở dạng viên (tablet) hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg

 

 

 

 

 

  

310510

– Các mặt hàng của Chương này ở dạng viên (tablet) hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg:

 

 

 

 

 

  

31051010

– –  Supephosphat và phân phosphat đã nung

9

6

5

0

0

  

31051020

– – Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai hoặc ba trong số các nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và kali

9

6

5

0

0

  

31051090

– – Loại khác

5

0

5

0

0

  

31052000

–  Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và kali

9

6

5

0 (-CN)

0

  

31053000

–  Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat)

9

6

5

5

0

  

31054000

– Amoni dihydro orthophosphat (monoamoni phosphat) và hỗn hợp của nó với diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat)

5

0

5

0

0

  

 

– Phân khoáng hoặc phân hóa học khác có chứa hai nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ và phospho:

 

 

 

 

 

  

31055100

– – Chứa nitrat và phosphat

5

0

5

0

0

  

31055900

– – Loại khác

5

0

5

0

0

  

31056000

– Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai nguyên tố cấu thành phân bón là phospho và kali

5

0

5

0

0

  

31059000

– Loại khác

5

0

5

0

0

  
  • Trên đây là một số mã HS phân vô cơ và hữu cơ phổ biến. Ngoài những mã HS trên thì có có nhiều mã HS phân bón chưa được đề cập. Nếu Quý vị chưa tìm thấy mã HS phù hợp với loại hàng mình nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

 

3. Thuế nhập khẩu phân bón

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước. Thuế nhập khẩu có hai loại đó là thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Để xác định được các mức thuế này quý vị có thể tham khảo cách tính thuế sau:

 

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu

 

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x thuế suất GTGT.

 

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. 

Đối với mặt hàng phân bón thì thuế GTGT bằng 0 nên lúc này chỉ có thuế nhập khẩu. Được quy định trong 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asean, Ấn Độ, Úc, Châu Âu, Chi lê. Để được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ. Vì thế khi nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia kể trên người mua nên yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ.

 

4. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phân bón

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phân bón nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  1. Tờ khai hải quan;
  2. Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  3. Vận đơn (Bill of lading);
  4. Danh sách đóng gói (Packing list);
  5. Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  6. Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có;
  7. Hồ sơ công bố lưu hành;
  8. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.

Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu phân bón nói trên, thì thuế nhập khẩu phân bón ở trên thì những chứng từ sau là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, hồ sơ công bố lưu hành và kiểm tra chất lượng. Hồ sơ công bố lưu hành được xem như là giấy phép nhập khẩu. Phải có hồ sơ này thì mới nhập khẩu phân bón được nên phải hoàn thành hồ sơ này trước. Đối với các chứng từ khác sẽ phải bổ sung khi có yêu cầu từ phía  hải quan.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc. Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường là 0%.

Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những chứng từ trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

5. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón nói riêng và quy trình làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Sau đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu phân bón:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS phân bón. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng và kiểm dịch

Đăng ký kiểm tra chất lượng là khâu bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón. Kiểm tra chất lượng được đăng ký trên hệ thống một cửa quốc gia. Phân bón thuộc quản lý của bộ nông nghiệp.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 4. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.

Bước 5. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi có chứng thư chứng nhận đạt chất lượng nhập khẩu. Thì có thể bổ sung cho phía hải quan và tải lên trang một cửa quốc gia để tiến hành thông quan hàng hóa.

Lưu ý: Hàng hóa chỉ được phép bán ra trên thị trường khi hàng đã được thông quan.

Trên đây làm 5 bước làm thủ tục nhập khẩu phân bón, nếu Quý vị chưa hiểu quy trình vui lòng liên hệ theo hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

6. Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón

Đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón là điều bắt buộc phải làm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019. Việc đăng ký kiểm tra chất lượng có thể thực hiện online hoặc đăng ký bằng hồ sơ giấy. Dưới đây Anlita chỉ hướng dẫn quy trình đăng ký online. 

Quy trình kiểm tra chất lượng hàng phân bón khi nhập khẩu gồm những bước sau:

Bước 1. Mở tài khoản trên trang một cửa

Để có thể khai báo kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu. Trước hết phải tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/. Tạo tài khoản khá đơn giản chỉ cần đăng ký và nhập liệu thông tin theo các biểu mẫu. Thì có thể dễ dàng đăng ký được tài khoản.

Sau khi nhập liệu xong thì trong vòng 02 tiếng đồng hồ, phía hệ thống một cửa sẽ phản hồi email xác nhận đăng ký thành công. Sau khi có ID và mật khẩu thì có thể đăng nhập để tạo hồ sơ đăng ký.

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký

Để tạo được hồ sơ đăng ký thì cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ chứng từ cần thiết như: Hợp đồng thương mại, hóa đơn, packing list, vận đơn, công bố lưu hành.

Sau khi có các chứng từ trên thì có thể làm có thể đăng ký trên trang một cửa. Việc đăng ký chỉ cần nhập liệu theo biểu có sẵn khá đơn giản.

Bước 3: Liên hệ trung tâm kiểm nghiệm

Sau khi đăng ký xong, hồ sơ được duyệt thì có thể liên hệ trung tâm kiểm nghiệm để thông báo lấy mẫu và kiểm tra chất lượng hàng. Có thể mang hàng về bảo quản sau đó lấy mẫu kiểm tra chất lượng tại kho.

Bước 4: Chờ kết quả và bổ sung hồ sơ nếu cần

Sau khi lấy mẫu xong phía trung tâm sẽ kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn quy định. Việc tiến hành kiểm tra mẫu thường được tiền hành từ 5-7 ngày, chậm nhất là 10 ngày sẽ có kết quả.

Trong quá trình kiểm tra nếu cần bổ sung chứng từ gì, phía trung tâm kiểm tra sẽ yêu cầu bổ sung.

Bước 5: Nộp kết quả cho hải quan để thông quan hàng

Sau khi có kết quả thì chứng thư sẽ được tải lên trang một cửa. Và mang kết quả bản gốc ra cho hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.

Lưu ý: Hàng chỉ được thông quan khi có chứng thư hợp chuẩn hợp quy. Và chỉ được đem bán ra thị trường khi hàng đã được thông quan. Nếu chưa thông quan thì không thể bán hàng.

 

7. Những lưu ý khi nhập khẩu phân bón

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón cho khách hàng. Anlita đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn chia sẻ đến Quý vị tham khảo. Sau đây là một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón.

  1. Phân bón là mặt hàng không chịu thuế GTGT;
  2. Cần phải làm công bố lưu hành;
  3. Phân bón nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng nhà nước;
  4. Khi nhập khẩu phân bón thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  5. Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Có thể mang hàng về kho bảo quản trong thời gian chờ thông quan hàng hóa.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý vị. Nếu Quý vị thấy hay thì có thể chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng tham khảo. Nếu thấy điểm nào chưa phù hợp, vui lòng góp ý đến chúng tôi qua hotline hoặc hotmail. Chúng tôi sẽ rất vui khi nhận được phản hồi từ Quý vị.

 

8. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu phân bón. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích tới Quý vị. Mọi thắc mắc, yêu cầu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển phân bón. 

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Pin năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, tra mã HS tấm pin mặt trời, mã HS biến tần inverter, thuế nhập khẩu tấm pin và chính sách nhập khẩu tấm pin. Nhà nhập khẩu sẽ rất quan tâm đến ba nội dung trên, Anlita sẽ chia sẻ đến quý vị.

Khi làm thủ tục nhập khẩu tấm pin mặt trời thì cần phải quan tâm thủ tục nhập khẩu cho các thiết bị đi kèm để có thể tạo ra điện bao gồm:

  1. Thủ tục nhập khẩu tấm pin (Solar panel)
  2. Thủ tục nhập khẩu biến tần năng lượng mặt trời (Solar Inverter)
  3. Thủ tục nhập khẩu đầu nối pin năng lượng mặt
  4. Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm, khung nhôm

Tấm pin năng lượng mặt trời chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc là chủ yếu. Vì thế trong bài viết này Anlita sẽ dành trọng tâm bài viết cho thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời từ Trung Quốc về Việt Nam.

 

1. Chính sách nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  2. Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
  3. Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
  4. Công văn 6155/TCHQ-TXNK ngày 04/07/2016
  5. Thông báo 13201/TB-TCHQ ngày 30/10/2014

Những văn bản trên đây đã quy định đầy đủ thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, inverter, đầu nối và khung nhôm lắp đặt.

 

2. Mã HS code tấm pin năng lượng mặt trời

Mã HS tấm pin mặt trời sẽ bao gồm: Mã HS solar inverter, mã HS tấm pin năng lượng mặt trời, mã HS đầu nối pin mặt trời, mã HS thanh nhôm, khung nhôm.

Biểu thuế suất nhập khẩu trên đây cho ba loại đó là: Thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu hàng có form D, thuế nhập khẩu hàng có form E (chủ yếu từ Trung Quốc về).

Đối với mã HS biến tần có hai mã đó là 85044030 và 85044099 tùy thuộc vào loại biến tần được nhập khẩu.

Mã HS khung nhôm là 76042990, đối với khung nhôm không phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Nên khi làm thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời phải lưu ý điều này.

 


hàng

Mô tả
hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA
(CO
Form E)

ATIGA
(CO
Form D)

 

 
  

8541

Thiết bị bán dẫn (ví dụ, đi-ốt,
bóng bán dẫn (tranzito), bộ chuyển đổi dựa trên chất bán dẫn); thiết bị bán
dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng
mô-đun hoặc thành bảng; đi-ốt phát quang (LED), đã hoặc chưa lắp ráp với
đi-ốt phát quang (LED) khác; tinh thể áp điện đã lắp ráp

 

 

 

 

 

  

85414200

– – Tế bào quang điện chưa lắp
ráp thành các mảng mô-đun hoặc thành bảng

5

0

10

0

0

  

85414300

– – Tế bào quang điện đã lắp ráp
thành các mảng mô-đun hoặc thành bảng

5

0

10

0

0

  

85414900

– – Loại khác

5

0

10

0

0

  

85044030

– – Bộ chỉnh lưu khác

5

0

10

0

0

  

85044090

– – Loại khác

5

0

10

0

0

  

7604

Nhôm ở dạng thanh, que và hình

 

 

 

 

 

  

760410

– Bằng nhôm, không hợp kim:

 

 

 

 

 

  

76041010

– – Dạng thanh và que

7.5

5

8

0

0

  

76041090

– – Loại khác

15

10

8

0

0

  

 

– Bằng hợp kim nhôm:

 

 

 

 

 

  

760421

– – Dạng hình rỗng:

 

 

 

 

 

  

76042110

– – – Loại phù hợp để làm dàn
lạnh của máy điều hòa không khí cho xe có động cơ (SEN)

15

10

8

0

0

  

76042120

– – – Thanh đệm bằng nhôm cho cửa
ra vào và cửa sổ (SEN)

15

10

8

0

0

  

76042190

– – – Loại khác

15

10

8

0

0

  

760429

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

76042910

– – – Dạng thanh và que được ép
đùn

7.5

5

8

0

0

  

76042930

– – – Dạng hình chữ Y dùng cho
dây khóa kéo, ở dạng cuộn

15

10

8

0
(-KH)

0

  

76042990

– – – Loại khác

15

10

8

0
(-KH)

0

  

3. Thuế nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Có hai loại thuế khi nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

Đối với tâm pin năng lượng và biến tần inverter thì thuế nhập khẩu là 0%. Còn riêng khung nhôm thì thuế nhập khẩu là 15%.

Để xác định được thuế nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu dưới đây:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu cũng là chi phí mà nhà nhập khẩu phải thanh toán. Xác định được đúng mã HS sẽ rất quan trọng khi nhập khẩu tấm pin mặt trời.

Khi làm thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, quý vị phải xác định được mã HS tấm pin mặt trời, mã HS biến tần inverter, mã HS đầu nối và mã HS của khung nhôm. Để xác định được thuế nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời chính xác nhất.

 

4. Bộ hồ sơ nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Bộ hồ sơ nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời gồm những chứng từ sau:

  1. Tờ khai hải quan;
  2. Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  3. Vận đơn (Bill of lading);
  4. Danh sách đóng gói (Packing list);
  5. Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  6. Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có;
  7. Catalog (nếu có).

Đối với những chứng từ trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời. Thì quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ (nếu có), hóa đơn thương mại và vận đơn là ba chứng từ quan trọng nhất. Đối với những chứng từ còn lại thì sẽ được bổ sung khi cán bộ hải quan có yêu cầu thêm.

Riêng khung nhôm thì nên có ℅ để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Khi nhập hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. Thì nhà nhập khẩu nên yêu cầu người bán cung cấp ℅.

 

5. Quy trình thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời gồm những bước sau đây:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS tấm pin mặt trời và HS các phụ kiện khác. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

Xong bước 4 quy trình làm thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời.

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, tra cứu mã HS tấm pin, mã HS biến tần inverter, mã HS đầu nối, mã HS khung nhôm. Thêm vào đó còn có thuế nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, hồ sơ nhập khẩu tấm pin.

Xin được gửi tới quý vị tham khảo, nếu quý vị có bất kỳ yêu cầu tư vấn hoặc góp ý vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của Anlita. Rất mong nhận được phản hồi từ quý vị.

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Đường thô, đường tinh luyện

Đường tinh luyện hay đường tinh khiết là đường có độ sạch rất cao (lên đến 99,9% độ POL – xác định trực tiếp bằng đường kê Polarimetre). Chúng được loại bỏ tạp chất để đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng bất kỳ hóa chất tẩy trắng nào. Đường tinh luyện sẽ được đóng gói ngay sau khi sản xuất bằng dây chuyền khép kín với công nghệ tự làm sạch, tự nhiên và không có hóa chất. Đường tinh luyện thường được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như trái cây, rau, sữa hay ngũ cốc và trải qua các công đoạn chế biến riêng biệt. Đường ăn và si rô ngô là 2 ví dụ điển hình cho đường tinh luyện.

Trong bài viết này, Anlita sẽ giới thiệu đến Quý vị quy trình làm thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu đường tinh luyện. Xem chi tiết bài viết sau giúp Quý vị hiểu rõ và thực hiện quy trình này một cách hiệu quả. 

 

1. Chính sách nhập khẩu đường tinh luyện

Hiện nay, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BTC quy định về việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu xuất xứ từ các nước ASEAN.

Từ ngày 01/01/2020 sẽ không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 1701) có xuất nước ASEAN.

Đồng thời, số lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) áp dụng với các nước WTO.

 

2. Mã HS và thuế nhập khẩu đường thô, đường tinh luyện và các loại đường khác

2.1 Mã HS và thuế nhập khẩu đường thô, đường tinh luyện

  • Mã HS: Đường tinh luyện có mã HS tham khảo thuộc Nhóm 1701: Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

Đơn vị
tính

Nhập khẩu thông thường

Nhập khẩu
ưu
đãi

VAT

ACFTA

  
  

1701

Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn

 

 

 

 

 

  

 

– Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu:

 

 

 

 

 

  

17011200

– – Đường củ cải

kg

120

25 (NHN: 80)

5

5

  

17011300

– – Đường mía đã nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này

kg

37.5

25

5

50

  

17011400

– – Các loại đường mía khác

kg

120

25 (NHN: 80)

5

50

  

 

– Loại khác:

 

 

 

 

 

  

17019100

– – Đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu

kg

150

40 (NHN: 100)

5

50

  

170199

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

17019910

– – – Đường đã tinh luyện

kg

127.5

40 (NHN: 85)

5

50

  

17019990

– – – Loại khác

kg

127.5

40 (NHN: 85)

5

50

  

3. Thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện 

3.1 Thủ tục tự công bố chất lượng khi nhập khẩu đường tinh luyện

Căn cứ Nghị định15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất và kinh doanh đường tinh luyện cần phải đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi tiến hành nhập khẩu đường tinh luyện, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục tự công bố và kiểm nghiệm sản phẩm đường tinh luyện.

  1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm:
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  5. Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp trực tiếp từ nhãn sản phẩm.

Quy trình tự công bố sản phẩm đường tinh luyện nhập khẩu:

Bước 1: Tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục công bố thực phẩm phù hợp;

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Bước 3: Nộp và hoàn thiện thủ tục lệ phí tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam;

Bước 4: Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép. Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận

3.2 Hồ sơ hải quan nhập khẩu đường tinh luyện

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện gồm những chứng từ sau đây:

  1. Tờ khai hải quan;
  2. Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  3. Vận đơn (Bill of lading);
  4. Danh sách đóng gói (Packing list);
  5. Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
  7. Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  8. Catalog (nếu có).

3.3 Quy trình nhập khẩu đường tinh luyện vào Việt Nam

Bước 1: Tiến hành khai tờ khai hải quan
Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ cũng như chứng từ hồ sơ nhập khẩu như đã nói ở trên và có được mã HS của sản phẩm thì có thể đưa thông tin đăng ký khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng và đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi tiến hành kiểm tra xong hồ sơ và giấy tờ không có tồn tại vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan nhập khẩu đường tinh luyện. 

Bước 4: Tiến hành đưa hàng hóa về kho bảo quản
Sau khi tờ khai đã được thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho của mình.

3.4 Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm đường tinh luyện nhập khẩu

Căn cứ Thông tư số 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, mặt hàng đường tinh luyện phải làm kiểm tra ATTP khi nhập khẩu.

Nơi đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đường tinh luyện nhập khẩu: Phòng Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu hoặc tại các điểm tiếp nhận kiểm tra chuyên ngành của Viện.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đường tinh luyện nhập khẩu, gồm:

  1. 04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  2. Bản tự công bố sản phẩm;
  3. 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  4. Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
  5. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  6. Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.

Thời gian xử lý hồ sơ: 3 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, lấy mẫu và kiểm nghiệm.

4. Kết luận:

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện. Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Anlita là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Việc nhập khẩu mỹ phẩm từ các quốc gia khác có thể mở ra cơ hội kinh doanh lớn, nhưng cũng đòi hỏi sự chú ý và tuân thủ các thủ tục nhập khẩu chặt chẽ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, công bố mỹ phẩm và chính sách nhập khẩu mỹ phẩm các loại. Xem chi tiết bài viết giúp bạn hiểu rõ và thực hiện quy trình này một cách hiệu quả.

Yellow Black Illustrated Talkshow Facebook Post
1. Chính sách nhập khẩu mỹ phẩm

Khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại mặt hàng nào thì, đầu tiên Quý vị phải hiểu được về chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó. Chính sách nhập khẩu mỹ phẩm các loại được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

  1. Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011;
  2. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  3. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  4. Thông tư 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019;
  5. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  6. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng mỹ phẩm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm cần phải lưu ý những điểm sau:

  1. Mỹ phẩm khi nhập khẩu phải làm công bố mỹ phẩm;
  2. Khi nhập khẩu mỹ phẩm thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  3. Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Bên cạch đó đối với những sản phẩm có in hình, logo của các nhãn hiệu, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã đăng ký bản quyền thế giới. Khi làm thủ tục nhập khẩu thì Quý vị phải có giấy ủy quyền, hoặc văn bản chấp nhận từ hãng cho phép được nhập khẩu. Trên đây là những văn bản pháp luật quy định về nhập khẩu mỹ phẩm. Nếu Quý vị chưa hiểu được những quy định trên. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng mỹ phẩm, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  1. Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  2. Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  3. Định lượng;
  4. Thành phần hoặc thành phần định lượng;
  5. Số lô sản xuất;
  6. Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;
  7. Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
  8. Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
  9. Thông tin, cảnh báo.
  10. Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  1. Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  3. Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

3. Xác định mã HS mỹ phẩm

3.1. Xác định mã HS

Để xác định được đúng mã  mỹ phẩm Quý vị cần phải hiểu được đặc điểm hàng hóa: Chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm. Anlita xin chia sẻ đến Quý vị bảng mã HS các loại mỹ phẩm:

 

 

tả

 

HS CODE

 

Thuế nhập khẩu ưu đãi (%)

  Nước hoa và nước thơm

33030000

18

Chế phẩm trang điểm

  Son môi

33041000

20

  Mascara

33042000

22

  Sơn móng tay, móng chân

33043000

22

  Phấn

33049100

22

  Kem ngừa mụn trứng cá

33049920

10

Ma hs kem hoặc dung dịch bôi mặt bôi da

33049930

18

  Loại khác dùng trang điểm

33049990

18

Chế phẩm dùng cho tóc

  Dầu gội đầu có tính chất chống nấm

33051010

15

  Dầu gội đầu khác

33051090

15

  Chế phẩm uốn tóc hoặc làm duỗi tóc

33052000

15

  Keo xịt tóc

33053000

15

  Loại khác dùng cho tóc

33059000

20

3.2. Những rủi ro khi áp sai mã HS

Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  1. Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  2. Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  4. Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để xác định chính xác mã HS cho từng loại mỹ phẩm cụ thể. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.


4. Thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ đối với nhà nước mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS mỹ phẩm các loại được chọn ở trên.

Thuế nhập khẩu mỹ phẩm có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

Để xác định được thuế nhập khẩu, Quý vị có thể tham khảo cách tính bên dưới như sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

       Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

        Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O). 


5. Bộ hồ sơ nhập khẩu mỹ phẩm

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm nói riêng, các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gồm những chứng từ sau đây:

  1. Tờ khai hải quan;
  2. Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  3. Vận đơn (Bill of lading);
  4. Danh sách đóng gói (Packing list);
  5. Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  6. Công bố mỹ phẩm;
  7. Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có;
  8. Catalog (nếu có).

Trong bộ hồ sơ nhập khẩu trên thì có những chứng từ quan trọng nhất là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và hồ sơ công bố mỹ phẩm. Là những chứng từ quan trọng nhất, còn những hồ sơ khác thì có sẽ phải cung cấp nếu có yêu cầu từ hải quan.

Công bố mỹ phẩm là hồ sơ quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu. Hồ sơ công bố nên làm trước khi nhập khẩu hàng về. Việc làm công bố trước sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho Quý vị.


6. Thủ tục công bố mỹ phẩm

Theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm thuộc danh mục hàng hóa phải làm công bố trước khi đưa ra lưu hành. Tất cả các loại mỹ phẩm đều phải làm công bố, nên làm công bố trước khi tiến hành nhập khẩu.

6.1. Hồ sơ làm công bố mỹ phẩm 

    Hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm những chứng từ sau:

  1. Phiếu công bố mỹ phẩm;
  2. Bản mềm và cứng nội dung công bố: Bảng thành phần có % sản phẩm, công dụng sản phẩm;
  3. Giấy lưu hành tự do CFS (Certificate of Free Sale);
  4. Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho người nhập khẩu;
  5. Giấy phép đăng ký kinh doanh của người nhập khẩu.

6.2. Quy trình công bố mỹ phẩm

Quy trình làm công bố mỹ phẩm có hai cách đó là nộp hồ sơ trực tiếp và nộp hồ sơ qua công thông tin điện tử quốc gia. Anlita xin giới thiệu quy trình nộp hồ sơ online.

  • Bước 1. Tạo tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/

Có hai công việc cần thực hiện trong bước này là tạo tài khoản và chuẩn bị hồ sơ làm công bố mỹ phẩm.

  • Bước 2. Lựa chọn cơ quan quản lý và nhập thông tin

Nhập thông tin đầy đủ theo yêu cầu của cổng thông tin một cửa. Đính kèm bộ hồ sơ công bố lên trang một cửa. Sau khi hồ sơ nộp xong thì sẽ có lệ phí trả về, tiến hành nộp lệ phí theo thông tin trả về.

  • Bước 3. Nhận kết quả công bố

Kiểm tra và nhận kết quả công bố từ cổng thông tin một cửa.


7. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể.

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code mỹ phẩm. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu mỹ phẩm cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi thông quan thì Quý vị phải làm tự công bố mỹ phẩm thì mới được lưu thông mỹ phẩm trên thị trường.

Trên đây là 4 bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm. Trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu thì khâu khó nhất là làm tự công bố mỹ phẩm. Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn và báo giá dịch vụ.


8. Những lưu ý khi nhập khẩu mỹ phẩm

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng mỹ phẩm. Anlita đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn được chia sẻ đến quý vị cùng tham khảo.

  1. Hàng hóa chỉ được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
  2. Mặt hàng mỹ phẩm phải làm công bố khi trước khi nhập khẩu. Tránh tình trạng hàng về rồi mới làm sẽ phát sinh phí lưu bãi và lưu kho.
  3. Những chứng từ như CFS, giấy ủy quyền của nhà sản xuất phải có dấu của lãnh sự quán.
  4. Thuế nhập khẩu của mỹ phẩm các loại khá cao, khi đàm phán với người bán nên yêu cầu cung cấp chứng nhận xuất xứ để được ưu đãi thuế.
  5. Khi nhập khẩu phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP.
  6. Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.


9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm.

This site is registered on wpml.org as a development site.