Author Archives: Vivian Linh

Giấy phép nhập khẩu

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

 Hàng hóa nhập khẩu
1Phế liệu.
Giấy phép nhập khẩu

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


Hàng hóa nhập khẩu
1Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
2Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
3a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm Mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm Mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Thuốc trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

4Giống vật nuôi ngoài danh Mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
5Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
6Giống cây trồng chưa có trong danh Mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với Mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các Chương trình, dự án đầu tư.
7Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
8Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

9Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
10a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên thuộc Phụ lục I CITES không vì Mục đích thương mại.

b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo.

11a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.
c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.
12a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
b) Giống thủy sản nhập khẩu có Điều kiện.
c) Giống thủy sản chưa có trong danh Mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
13a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh Mục được nhập khẩu thông thường.
b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh Mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam,
Giấy phép nhập khẩu

Bộ Giao Thông Vận Tải


Hàng hóa nhập khẩu
1Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
Giấy phép nhập khẩu

Bộ Công Thương

 

 Hàng hóa nhập khẩu
1Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
2Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
3Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối.

b) Thuốc lá nguyên liệu.

c) Trứng gia cầm.

d) Đường tinh luyện, đường thô.

4Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Tiền chất công nghiệp.
5Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
6Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.
Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Xe lu

 Thủ tục nhập khẩu xe lu rung mới và cũ, mã HS vibrating roller, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng xe lu nhập khẩu. Là những nội dung chính mà Anlita muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

Xe lu được xếp vào nhóm máy chuyên dụng trong xây dựng khi làm thủ tục nhập khẩu. Xe lu được nhập khẩu có hai dạng đó là mới hoặc đã qua sử dụng. Xe lu được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia về Việt Nam như: Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ.

Sau đây là quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe lu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, kiểm tra chất lượng và chính sách nhập khẩu xe lu mới và đã qua sử dụng. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới.

 

1. Chính sách nhập khẩu xe lu Thủ tục nhập khẩu xe lu được quy định tại những văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông tư 41/2011/TT-BGTVT ngày 18/05/2011
  2. Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
  3. Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015
  4. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  5. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  6. Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019

Theo những văn bản trên thì xe lu mới và cũ không thuộc vào danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi nhập khẩu xe lu rung phải có điều kiện như sau:

  1. Tuổi thiết bị chưa có quy định cụ thể;
  2. Xe lu rung nhập khẩu phải có tem nhãn theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP;
  3. Phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng;
  4. Trường hợp không có QCVN, thì xe lu đó phải phù hợp với tiêu quốc gia (TCVN) hoặc của các nước G7, Hàn Quốc.

Trên đây là những văn bản quy định về thủ tục nhập khẩu xe lu. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết những văn bản trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu xe lu các loại.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng xe lu thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  1. Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);
  2. Số khung;
  3. Thông số kỹ thuật đặc trưng;
  4. Năm sản xuất;
  5. Thông tin cảnh báo (nếu có).

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu xe lu các loại. Đối với xe lu rung thông thường sẽ được dập mark lên thân xe theo quy chuẩn của nhà sản xuất.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  1. Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  3. Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa xe lu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Mã HS xe lu rung

Tra cứu mã HS là công việc phải làm khi làm thủ tục nhập khẩu xe lu rung. Mã HS là chuỗi số được quy ước cho từng loại mặt hàng cụ thể trên phạm vi toàn cầu. Thông thường mã HS giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu sẽ giống nhau ít nhất từ 4 đến 6 số. Vì thế khi nhập khẩu người mua nên tham khảo mã HS từ người bán.

Sau đây, Anlita xin giới thiệu mã HS xe lu mời Quý vị tham khảo bảng bên dưới:

 

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA (CO
Form E)

ATIGA (CO
Form D)

  
  

 

– Máy ủi đất lưỡi thẳng và máy ủi đất lưỡi nghiêng:

 

 

 

 

 

  

84291100

– – Loại bánh xích

5

0

8

0

0

  

84291900

– – Loại khác

5

0

8

0

0

  

84292000

– Máy san đất

5

0

8

0

0

  

84293000

– Máy cạp đất

5

0

8

0

0

  

842940

– Máy đầm và xe lu lăn đường:

 

 

 

 

 

  

84294030

– – Máy đầm

5

0

8

0

0

  

84294040

– – Xe lu rung, với lực rung của trống không quá 20 tấn tính theo khối lượng

7.5

5

8

0

0

  

84294050

– – Các loại xe lu rung lăn đường khác

5

0

8

0

0

  

84294090

– – Loại khác

5

0

8

0

0

  

 

– Máy xúc, máy đào đất và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc:

 

 

 

 

 

  

84295100

– – Máy chuyển đất bằng gàu tự xúc lắp phía trước

5

0

8

0

0

  

84295200

– – Máy có cơ cấu phần trên quay được 360o

5

0

8

0

0

  

84295900

– – Loại khác

5

0

8

0

0

  

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu mã HS của xe lu rung thuộc nhóm 842940. Thuế nhập khẩu của xe lu là 0% – 5%, thuế GTGT của xe lu rung là 10%.

Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O). 

Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xe lu rung. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  1. Chịu phạt do khai sai mã HS theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Nếu Quý vị chưa xác định được chính xác mã HS xe lu rung. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Thuế nhập khẩu xe lu Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước. Thuế nhập khẩu của xe lu có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu theo cách bên dưới:

Thuế nhập khẩu xe lu phụ thuộc vào mã HS đã chọn ở trên. Mỗi mã HS thì có một mức thuế suất cụ thể. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu dưới đây:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Thuế suất nhập khẩu có hai loại đó là thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thường là 0% áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu  Âu, Úc, Ấn Độ và các nước Asean.

Để được áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Thì lô hàng đó phải có chứng nhận xuất xứ hay còn gọi là ℅

4. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu buồng xông hơi nói riêng, nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  1. Tờ khai hải quan
  2. Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  3. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  4. Danh sách đóng gói (Packing list)
  5. Vận đơn (Bill of lading)
  6. Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

5. Hồ sơ đăng ký đăng kiểm

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan mặt hàng xe lu rung. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

Trong các chứng từ trên thì tờ khai hải quan được khai sau khi hàng đã cập cảng. Các chứng từ khác có từ đầu, vì thế nhà nhập khẩu nên chuẩn bị trước, tránh tình trạng hàng đã tới cảng rồi mới chuẩn bị. Sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu xe lu rung.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc. Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường là 0%.

Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những chứng từ trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe lu rung ở trên. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

6. Quy trình nhập khẩu xe lu

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phòng xông hơi cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.Ngoài ra, đối với xe lu khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải kiểm tra chất lượng xe lu theo Thông tư 41/2011/TT-BGTVT. 

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe lu đã qua sử dụng gồm những bước sau:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS xe lu. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.

Lưu ý: Sau khi có tờ khai hải quan thì phải chuẩn hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng đăng xe lu được quản lý bởi Cục đăng kiểm. Quy trình làm thủ tục kiểm tra chất lượng có thể xem ở phần kiểm tra chất lượng.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Giải phóng hàng

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận giải phóng tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản

Sau khi tờ khai được giải phóng thì có thể làm thủ tục để mang hàng về kho bảo quản. Hàng được bảo quản có thời hạn trong vòng 30 ngày phải thực hiện thông quan hàng hóa. Trong trường hợp quá hạn thì phải làm công văn giải trình gửi hải quan.

Bước 5. Thông quan hàng hóa

Sau khi có chứng thư đạt chất lượng thì mang chứng thư xuống để bổ sung hồ sơ cho hải quan và tiến hành thông quan hàng hóa.

Trên đây là 5 bước làm thủ tục nhập khẩu xe lu rung các loại. Việc làm thủ tục hải quan sẽ tiến hành song song với làm kiểm tra chất lượng. Mời Qúy vị theo dõi phần bên dưới để hiểu về quy trình làm kiểm tra chất lượng xe lu.

7. Quy trình kiểm tra chất lượng

Kiểm tra chất lượng xe lu là điều không thể thiếu phải đăng ký kiểm tra chất lượng theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT. Quy trình làm kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục nhập xe lu rung gồm những bước sau đây:

Bước 1: Tạo tài khoản

Tạo tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia là điều bắt buộc nếu muốn đăng ký kiểm tra chất lượng. Đối với xe lu thì tạo tài khoản chọn mục quản lý của Bộ Giao thông.

Để tạo được tài khoản trên trạng một cửa, Quý vị vui lòng liên hệ tới hotline hoặc hotmail để được hướng dẫn.

Bước 2: Khai báo hồ sơ

Khai báo hồ sơ trên trang một cửa quốc gia theo đường dẫn https://vnsw.gov.vn/. Việc khai báo sẽ phải nhập theo các yêu cầu có sẵn, người nhập liệu phải nhập chính xác. Phía Cục đăng kiểm sẽ kiểm tra và duyệt hồ sơ. Sau khi hồ sơ được duyệt thì có thể mang hồ sơ bản cứng đến cục đăng kiểm để lấy số tiếp nhận và tiến hành thông báo kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thông thường đối với xe lu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc hàng hóa đã qua sử dụng. Thì phía cơ quan đăng kiểm sẽ xuống cảng kiêm tra hàng hóa trước khi cho phép mang hàng về kho bảo quản.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa thực tế

Phía cơ quan đăng kiểm sẽ thông báo thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị phương tiện. Để kiểm tra hàng hóa thực tế tại kho thì kho lưu trữ hàng hóa phải có không gian để xe vận hành và để kiểm tra mức độ khí thải của máy.

Bước 4: Thông báo kết quả và cấp chứng thư

Sau khi kiểm tra đúng số khung, số máy không có dấu hiệu tẩy xóa, đục sửa. Thì cơ quan đăng kiểm sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp chứng thư đạt chất lượng. Thời gian để cấp chứng thư thường là từ 3 – 5 ngày làm việc có thể nhanh hơn.

Sau khi có chứng thư thì cơ quan đăng kiểm sẽ phát hành bản mềm thông quan hệ thống một cửa quốc gia. Và bản cứng thì người nhập khẩu có thể lấy trực tiếp tại chi Cục đăng kiểm. Có chứng thư thì có thể mang ra để bổ sung cho phía hải quan và thông quan tờ khai hải quan.

Lưu ý: Kiểm tra chất lượng sẽ làm song song khi làm thủ tục nhập khẩu xe lu. Xe lu chỉ được đem ra sử dụng và kinh doanh khi tờ khai đã được thông quan.

8. Những lưu ý khi nhập khẩu xe lu

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu xe lu rung cho khách hàng. Chúng tôi đã rút ra được một số lưu ý muốn được chia sẻ cùng Quý vị để tham khảo. Khi nhập khẩu xe lu rung Quý vị cần lưu ý những điểm sau:

  1. Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành đối với nhà nước;
  2. Không có quy định về tuổi thiết bị đối với xe lu rung đã qua sử dụng;
  3. Những chứng từ gốc thì cần chuẩn bị trước tránh tình trạng lưu kho lưu bãi;
  4. Dán nhãn lên hàng hóa là điều bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu;

Xác định mã HS xe lu rung là rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu. Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý vị. Nếu Quý vị thấy hay thì có thể chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng tham khảo. Nếu thấy điểm nào chưa phù hợp, vui lòng góp ý đến chúng tôi qua hotline hoặc hotmail. Chúng tôi sẽ rất vui khi nhận được phản hồi từ Quý vị.

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe lu, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng xe lu rung nhập khẩu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà quý vị đang quan tâm.

Mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển xe lu rung. Vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn!

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Thép

Thủ tục nhập khẩu thép, mã HS thép, thép hợp kim, ống thép, thép không gỉ, thép hình, thép chữ T I H V L Y, thép dây, thép tấm, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu của thép các loại. Là những nội dung chính mà Anlita muốn chia sẻ đến Quý vị trong những bài viết này.

Sắt thép là nguyên vật liệu sử dụng rất nhiều trong cuộc sống đặc biệt là trong xây dựng. Thép được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Thép được nhập khẩu dưới rất nhiều dạng như: Dạng cuộn, dạng cây, dạng ống, dạng tấm.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thép thì được chia làm hai loại đó là:

  1. Thủ tục nhập khẩu thép mới
  2. Thủ tục nhập khẩu thép đã qua sử dụng

Sau đây,  Anlita xin được chia sẻ về thủ tục nhập khẩu thép các loại, mã HS thép tấm, thép vuông, thép tròn, thép cuộn, thép chữ I, H, V, L, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu các loại thép.

 

1. Chính sách nhập khẩu thép

1.1. Căn cứ pháp lý Thép là loại mặt hàng được nhập khẩu rất nhiều vào Việt Nam, chủ yếu là phục vụ cho mục đích xây dựng. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015
  2. Thông tư 18/2017/TT-BCT ngày 21/09/2017
  3. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. 
  4. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  5. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
  6. Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019
  7. Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
  8. Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 20/03/2020
  9. Công văn 638/TCHQ-TXNK ngày 22/02/2022

Theo những văn bản pháp luật ở trên đây thì có thể thấy mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì phải nhập khẩu dưới dạng phế liệu. Muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Có rất nhiều loại thép khác nhau khi làm thủ tục nhập khẩu cũng sẽ có những quy định khác nhau cho từng loại. Điểm quan trọng nhất của nhập khẩu thép đó là phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của thép cũng rất khác nhau, một số loại phép phải chịu thuế chống bán phá giá.

1.2. Chính sách nhập khẩu thép các loại Khi nhập khẩu thép vào Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau đây:

  1. Phải xác định chính xác mã HS của loại thép được nhập khẩu;
  2. Một số loại thép khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng;
  3. Một số loại thép sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ;
  4. Phải có mark thép trên sản phẩm ghi rõ các nội dung về nhãn hàng hóa.

Danh mục các sản phẩm từ thép phải kiểm tra chất lượng được quy định tại phụ lục II, III của thông tư 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN. Những sản phẩm của thép phải kiểm tra chất lượng bao gồm những loại sau:

Mã HS

Mô tả

Phụ lục II

7206

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03)

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7220

Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

7229

Dây thép hợp kim khác

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép.

Phụ lục III

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

 

Trên đây là toàn bộ các loại thép phải kiểm tra chất lượng nhập khẩu theo thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Chúng tôi chỉ đưa ra mã HS của 4 số đầu, để biết rõ hơn và chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu thép và chi tiết mã HS phải kiểm tra chất lượng. Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu thép từ các quốc gia khác nhau.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng kệ để đồ, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  1. Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  2. Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  3. Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  4. Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu  thép nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu thép các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  1. Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  3. Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu sắt thép. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Xác định mã HS sắt thép nhập khẩu

Tra cứu mã HS là công việc quan trọng nhất trước khi làm thủ tục nhập khẩu sắt thép. Để có thể xác định được chính xác mã HS cần phải hiểu được về tính chất, thành phần, công năng, nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm.

3.1. Mã HS thép các loại

Mã HS (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã HS trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau. Mã HS của sắt thép được phân ra hai chương trong biểu thuế xuất nhập khẩu như sau:

  • Chương 72: Sắt và thép;
  • Chương 73: Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép.

Để xác định chính xác mã HS cần phải tìm hiểu đặc điểm của sản phẩm và mô tả của sản phẩm trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Đối với mặt hàng sắt thép cần phải lưu ý khi tra mã HS thì phải xác định được kích thước, loại thép không gỉ hay thép thường, cán nguội hay cán nóng, hơp kim hay không hợp kim. Có rất nhiều yếu tố có thể làm Quý vị xác định sai mã HS của các loại thép và sản phẩm từ thép.

3.2. Những rủi ro khi áp sai mã HS

Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thép và các sản phẩm từ thép. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  1. Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  2. Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Chịu phạt do khai sai mã HS theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  4. Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để xác định chính xác mã HS cho từng loại sắt thép cụ thể cụ thể. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

4. Thuế nhập khẩu thép các loại

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi tiến hành nhập khẩu hàng về Việt Nam. Thuế nhập khẩu của mặt hàng thép có hai loại chính đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số mã HS còn có thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ.

Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu thép các loại như sau:

  1. Thuế tự vệ mặt hàng thép Thuế tự vệ = Trị giá CIF x % thuế suất thuế tự vệ
  2. Thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá = Trị giá CIF x % thuế suất chống bán phá giá
  3. Thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu
  4. Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
  5. Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tự vệ + Thuế chống bán phá giá) x % thuế suất GTGT.

Theo công thức trên thì có thể thấy thuế nhập khẩu thép các loại phụ thuộc vào mức thuế suất theo mã HS. Để có được mức thuế suất thấp nhất, chính xác nhất thì phải xác định đúng mã HS thép các loại. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào lô hàng đó có chứng nhận xuất xứ hay không, để hưởng được mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ thì tùy thuộc vào từng loại thép cụ thể. Được quy định theo mã hs thép khác nhau. Thuế tự vệ được điều chỉnh theo thông tư 918/QĐ-BCT, thuế chống bán phá giá được điều chỉnh theo thông tư 3162/QĐ-BCT.

 

5. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép các loại các loại gồm những chứng từ sau đây:

  1. Tờ khai hải quan
  2. Hợp đồng thương mại (Sale contract) Danh sách đóng gói (Packing list)
  3. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  4. Vận đơn (Bill of lading)
  5. Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  6. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
  7. Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan thép hình, thép dây, thép chữ loại khác. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

Nếu Quý vị chưa hiểu về những chứng từ nêu trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

6. Quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Phần lớn các mặt hàng thép nguyên liệu khi nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu thuộc quản lý của bộ KHCN, được quy định theo thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Sau đây là quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.

Bước 1. Đăng ký thông tin trên hệ thống một cửa Để đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Trước hết phải có tài khoản trên trang một cửa quốc gia vnsw.gov.vn. Khi đã có tài khoản thì có thể tiến hành nhập liệu và đăng ký kiểm tra chất lượng.

Hồ sơ đăng ký sẽ do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng quản lý. Mỗi địa phương sẽ có một chi cục đơn lường quản lý riêng để thuận tiện cho việc làm thủ tục nhập khẩu thép.

Bước 2. Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng Sau khi được chấp nhận hồ sơ trên công thông tin một cửa quốc gia. Thì có thể tiến hành liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để lấy mẫu và test mẫu. Việc lựa chọn đơn vị test mẫu tùy thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn phải đơn vị nằm trong danh sách đã được Bộ KHCN cho phép.

Bước 3. Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, thì có thể tải kết quả đó lên công thông tin một cửa để hoàn thành thủ tục nhập khẩu thép các loại.

Kết quả này có thể do trung tâm kiểm tra thực hiện tải lên hoặc do chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình để tải lên.

Trên đây, là ba bước cơ bản để làm thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu. Việc kiểm tra chất lượng phụ thuộc vào mã HS loại thép nhập khẩu. Nếu quý vị chưa nắm được quy trình làm kiểm tra chất lượng và làm thủ tục nhập khẩu thép. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

7. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép và các sản phẩm từ thép cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép hình, thép chữ I H T V L Y, thép ống, thép hợp kim, thép cây các loại gồm những bước sau đây:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS thép. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm. Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa quốc gia. Tùy theo từng loại thép, có những loại sẽ không cần phải kiểm tra chất lượng.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể dễ bị dính những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép chữ I H L V Y, thép ống, thép tròn, thép không gỉ.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 3. Thông quan hàng hóa Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể mang hàng về kho Quý vị cần phải chuẩn bị trước lệnh giao hàng, phiếu lấy hàng tại cảng và bố trí phương tiện lấy hàng. Tránh tình trạng tờ khai đã xong nhưng có lệnh của hãng tàu để lấy hàng ra khỏi cảng.

Trên đây là quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu thép và các sản phẩm từ thép. Nếu Quý vị chưa hiểu được các bước quy trình vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

8. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu thép

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thép cho khách hàng. Anlita đã rút ra những kinh nghiệm muốn được chia sẻ đến cho Quý vị. Khi làm thủ tục nhập khẩu thép Quý vị cần phải lưu ý những điểm sau:

  1. Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với nhà nước.
  2. Thép nguyên liệu có rất nhiều mã hs khác nhau, ngoài ra còn có thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá. Cần kiểm tra kỹ trước khi nhập khẩu, tránh phát sinh thuế ngoài dự kiến.
  3. Thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng thép là 10%.
  4. Khi nhập khẩu thép thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  5. Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
  6. Nên chuẩn bị các chứng từ trước khi nhập khẩu hàng hóa. Tránh tình trạng lưu bãi, lưu kho làm phát sinh chi phí.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

 

9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ về thủ tục nhập khẩu thép, mã hs thép không gỉ, thép hợp kim, thép chữ I H T L V Y, thép tròn, thép tấm, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng các loại thép. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm. 

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô, xe máy điện mới 100%

Tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và cực kỳ bền bỉ là những lý do giúp cho các dòng ô tô điện ngoại nhập rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Do đó có rất nhiều công ty, doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu ô tô điện về nước để phục vụ người dùng.

 

1. Chính sách nhập khẩu ô tô điện về Việt Nam

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu ô tô điện mới 100% được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông Tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải
  2. Thuộc hàng hóa được cấp phép vận chuyển vào Việt Nam không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu và không nằm trong danh mục nhập khẩu có điều kiện theo Nghị Định 187/2013/NĐ-CP.
  3. Quá trình nhập khẩu ô tô điện được tiến hành như các loại hàng hoá thông thường khác, bên cạnh đó tuân theo Điều 1, Điều 2 Thông Tư 25/2010/TTLT/BCT-BGTVT-BTC.

Theo những văn bản pháp luật trên đây thì có thể thấy rằng. Mặt hàng ô tô điện mới 100%  không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm được đăng ký kiểm tra chất lượng và được công bố hợp quy mới được nhập khẩu chính ngạch.

Hàng hóa chỉ được vận chuyển về nước bằng đường biển thông qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế hiện đang hoạt động tại nước ta.

Ví dụ như Cảng Cái Lân – Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu,…

 

2. Các loại thuế phí:

Thêm vào đó, các doanh nghiệp muốn nhập ô tô điện về nước còn phải thực hiện nghĩa vụ thuế phí theo quy định hiện nay. Cụ thể như sau:

  1. Thuế phí dành cho ô tô điện nhập từ khối ASEAN: 0% nếu xe điện có tỷ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên.
  2. Thuế phí dành cho ô tô điện nhập từ các nước ngoài ASEAN: Trước đây là 70 – 80% nhưng kể từ sau Hiệp Định Thương Mại Tự Do được Việt Nam ký kết, mức thuế phí này giảm dần xuống còn 0% cho các dòng xe có phân khối lớn trên dưới 2500cc sau từ 9 đến 10 năm.
  3. Thuế nhập khẩu 0% đối với ô tô điện nhập khẩu từ ASEAN và từ 56 – 74% giá trị xe khi nhập từ các quốc gia khác.
  4. Thuế tiêu thụ đặc biệt dao động từ 11 đến 15% tuỳ từng dòng xe.
  5. Thuế giá trị gia tăng 10% được áp dụng cho tất cả các sản phẩm.
  6. Lệ phí trước bạ 0% trong 3 năm đầu và 50% (so với mức thu ô tô chạy bằng xăng) trong 2 năm tiếp theo.

3. Mã HS Và Thuế nhập khẩu ô tô điện mới 100%

Mã HS ô tô điện còn được gọi là mã số thuế được áp cho các dòng xe điện nhập khẩu về nước ta. Theo quy định hiện nay thì mã HS sẽ được áp cho hàng hoá dựa trên chủng loại riêng của từng dòng xe.

 Quá trình phân loại sẽ được thực hiện dựa trên các tài liệu kỹ thuật được doanh nghiệp cung cấp hoặc qua kết quả giám định tại Trung Tâm Phân Tích Phân Loại của Cục Hải Quan Quốc Gia.

Hiện trên thị trường có các dòng xe ô tô điện được gán mã HS như sau:

 

  • Nhóm mã HS 8702.40: Bao gồm các dòng xe có động cơ chạy bằng điện chở được từ 10 người trở lên.
  • Nhóm mã HS 8703.10: Được áp dụng cho các dòng xe điện có thiết kế đặc biệt để có thể di chuyển dễ dàng trên tuyết hoặc trên sân đánh Golf gồ ghề.
  • Nhóm mã HS 8703.89: Gán cho loại ô tô chỉ sử dụng động cơ điện để tạo ra động lực hoạt động.
  • Nhóm mã HS 8702.20: Dùng cho các dòng ô tô điện sử dụng động cơ đốt trong kiểu Piston chảy do nén kết hợp với động cơ điện tạo động lực.
  • Nhóm mã HS 8702.30: Gồm các dòng ô tô sử dụng kết hợp động cơ đốt trong kiểu Piston đốt cháy và động cơ điện tạo động lực.
  • Nhóm mã HS 87023.10: Mã được gán cho các dòng ô tô điện có thiết kế đặc biệt để sử dụng trên sân tuyết và sân Golf,…
  • Nhóm mã HS 8703.60: Các loại ô tô sử dụng kết hợp động cơ đốt trong kiểu Piston đốt cháy và động cơ điện tạo động lực được nạp xả điện từ nguồn cấp bên ngoài.
  • Nhóm mã HS 8703.70: Được sử dụng cho các dòng ô tô có gắn động cơ đốt trong kiểu Piston chảy do nén và động cơ điện tạo động lực để nạp xả bằng nguồn cấp bên ngoài.

 

4. Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu ô tô điện

Ngoài việc nắm được mã HS của hàng hoá để đóng góp thuế phí, Quý vị còn phải chuẩn bị sẵn cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm. Vậy trong bộ hồ sơ này gồm có những gì? Anlita xin được giải đáp dưới đây:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu ô tô điện theo mẫu chung được quy định trong Phụ lục II, Nghị Định 116/2017/NĐ-CP.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao có công chứng đầy đủ. Nếu không có loại chứng từ này, Quý vị có thể cung cấp loại chứng từ khác có giá trị tương đương để đảm bảo tính hợp quy.
  3. Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp hiện đang sở hữu cơ sở bảo hành và bảo dưỡng ô tô điện đủ điều kiện được cấp phép hoạt động.
  4. Giấy xác nhận doanh nghiệp được đại diện công ty sản xuất sản phẩm tại nước ngoài nhập khẩu ô tô điện về Việt Nam

Quý vị kiểm tra một vài lượt trước khi đem nộp bộ hồ sơ này để tránh các sai sót có thể xảy ra. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

5. Đăng kí kiểm tra chất lượng và chứng nhận bảo vệ môi trường

Song song với bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu ô tô điện, Quý vị còn phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau đây để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá và chứng nhận bảo vệ môi trường cho ô tô điện nhập khẩu:

 

  1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng ô tô điện bản chính có ghi chi tiết số khung, số động cơ và thời điểm sản xuất sản phẩm.
  2. Chứng từ nhập khẩu chụp bản sao gồm có hoá đơn thương mại, tờ khai hàng hoá nhập khẩu và các loại giấy tờ tương đương khác.
  3. Bản sao chụp các tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật đi kèm ô tô điện được chứng thực bởi cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  4. Phiếu kiểm tra hàng hoá xuất xưởng được cấp phát bởi chính công ty sản xuất có ghi rõ thông tin sản phẩm. Nếu không có loại chứng từ này, Quý vị có thể thay thế bằng giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất ô tô điện.
  5. Các loại chứng từ thể hiện khí thải của xe ô tô điện được chứng thực bởi các cá nhân hoặc tổ chức nhập khẩu hàng hoá có thẩm quyền cấp phát.
  6. Một số loại giấy tờ khác cần giao nộp: Tờ khai chi tiết hàng hoá cần nhập khẩu vào Việt Nam và bản đăng ký thông số kỹ thuật xe nhập khẩu hợp lệ, hợp pháp.

6. Điều kiện thông quan, thủ tục và thời hạn kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu là gì?

  1. Chỉ thông quan cho các dòng ô tô điện chở người đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  2. Thủ tục kiểm tra chất lượng ô tô điện ngoại nhập phải được tiến hành theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải.
  3. Thời gian cấp giấy chứng nhận chất lượng cho ô tô điện không quá 10 ngày kể từ thời điểm kết thúc quy trình kiểm tra xe cơ giới.

7. Thủ tục nhập khẩu ô tô điện mới 100%

Sau khi được cấp hai loại chứng từ trên, Quý vị có thể làm thủ tục nhập khẩu ô tô điện cùng với bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

  1. Tờ khai hải quan gồm có 2 bản chính và 1 bản khai báo chi tiết các thông tin về lô hàng mà mình muốn nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
  2. Hoá đơn thương mại điện tử 1 bản để chứng thực rằng hàng hoá nhập khẩu đã được người mua thanh toán đầy đủ cho người bán. Nếu không có tờ hoá đơn này, Quý vị có thể sử dụng loại giấy tờ có giá trị tương đương khác.
  3. Vận tải đơn hay hợp đồng vận tải được xác lập bởi đơn vị vận chuyển lô hàng cần nhập khẩu. Đây chính là biên lai và bằng chứng chứng minh được quyền sở hữu của bên gửi hàng cũng như doanh nghiệp nhập khẩu ô tô điện.
  4. Giấy phép nhập khẩu ô tô của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  5. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường của xe ô tô chạy bằng điện.
  6. Chứng từ xác nhận bên nhập khẩu hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đi kèm theo quy định chung.
  7. Tờ khai trị giá hàng hoá cần nhập về Việt Nam theo đúng mẫu của cơ quan hải quan.
  8. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu hay tờ khai thông quan được cấp cho lô hàng được phép nhập khẩu vào nước ta.
  9. Giấy uỷ quyền của công ty sản xuất ô tô điện cho bên nhập khẩu sản phẩm để Quý vị làm thủ tục hành chính theo quy định.
  10. Giấy công bố chứng nhận hợp chuẩn hợp quy được cấp phát công khai.

8. Kết luận:

Trên đây là toàn bộ những nội dung chính về quy trình làm thủ tục nhập khẩu ô tô điện mới 100%, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu ô tô điện mới 100%. Hy vọng bài viết sẽ mang đến Quý vị những thông tin đang tìm kiếm. Mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Lò vi sóng

Thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu lò vi sóng. Là những nội dung chính mà Anlita muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

Lò vi sóng là thiết bị nhiệt điện gia dụng, được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Lò vi sóng được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Thái Lan.

Sau đây, Anlita xin gửi đến Quý vị nội dung quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu lò vi sóng. Mời quý vị tham khảo nội dung chính bên dưới.

 

1. Chính sách nhập khẩu lò vi sóng

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  1. Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
  2. Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009;
  3. Công văn 6061/TCHQ-TXNK ngày 29/06/2016
  4. Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
  5. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  6. Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
  7. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  8. Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019;
  9. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo những văn bản pháp luật trên đây thì có thể thấy rằng. Mặt hàng lò vi sóng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với lò vi sóng đã qua sử dụng thì thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Cũng theo những văn bản pháp luật ở trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Phải làm kiểm tra chất lượng theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN.

Trên đây là toàn bộ văn bản pháp luật quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Có thể có một số văn bản bổ sung khác hi vọng nhận được sự đóng góp từ Quý bạn đọc. Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng từ các quốc gia khác nhau.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng lò vi sóng, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  1. Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  2. Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  3. Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  4. Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  1. Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  3. Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

3. Mã HS lò vi sóng

Tra cứu mã hs là công việc đầu tiên phải làm khi nhập khẩu mặt hàng lò vi sóng. Mã hs cho từng mặt hàng là giống nhau trên toàn thế giới ít nhất là từ 4 đến 6 số. Vì thế, khi làm thủ tục nhập khẩu Quý vị có thể tham khảo mã HS do người bán cung cấp.

Sau đây, Anlita xin giới thiệu đến Quý vị mã hs của lò vi sóng. Mời Quý vị theo dõi bảng chi tiết bên dưới.

 

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA (CO
Form E)

ATIGA (CO
Form D)

 

 
  

85165000

– Lò vi sóng

37.5

25

10

5 (-TH)

0

  

 

Theo bảng mô tả trên thì mã hs của lò vi sóng là: 85165000. Thuế nhập khẩu ưu đãi của lò vi sóng là 37.5%, thuế GTGT nhập khẩu 10%.

Cũng theo mã hs này thì mặt hàng lò vi sóng sẽ phải làm kiểm tra chất lượng nhập khẩu khi nhập hàng về. Tuy nhiên, nếu lò vi sóng sử dụng các nguồn điện như điện mặt trời, điện gió, điện nước thì sẽ không phải làm kiểm tra chất lượng.

Ngoài những mức thuế suất này còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế suất này áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Đông  Âu, Châu  Âu, Mỹ, Chile, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Asean.

Để biết được về mức thuế ưu đãi đặc biệt và những tư vấn xung quang quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

4. Thuế nhập khẩu lò vi sóng

Thuế nhập khẩu được xem như là một phần chi phí sẽ phải cộng vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ đối với nhà nước mà người nhập khẩu phải hoàn thành. Thuế nhập khẩu có hai loại đó là: Thuế GTGT và thuế nhập khẩu.

Để xác định được thuế nhập khẩu và thuế GTGT của lò vi sóng. Mời Quý vị tham khảo công thức tính phía dưới.

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng, cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất.

Theo công thức trên thì thuế nhập khẩu phụ thuộc vào thuế suất nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs lò vi sóng được chọn ở trên.

Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên đối với hàng được nhập khẩu từ những quốc gia, khu vực mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại thì thuế nhập khẩu thường là 0%. Vì thế, khi đàm phán trong giao dịch thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Nếu Quý vị chưa hiểu về giấy chúng nhận xuất xứ và thuế nhập khẩu cho lò vi sóng, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

5. Bộ hồ sơ nhập khẩu lò vi sóng

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng nói riêng, các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng gồm những chứng từ sau đây:

  1. Tờ khai hải quan;
  2. Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  3. Vận đơn (Bill of lading);
  4. Danh sách đóng gói (Packing list);
  5. Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
  7. Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  8. Catalog (nếu có).

Trong bộ hồ sơ trên thì những chứng từ sau đây là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu lò vi sóng. Đối với những chứng từ khác thì sẽ được bổ sung khi hải quan có yêu cầu.

Hồ sơ kiểm tra chất lượng có hai hình thức đó là nộp hồ sơ giấy trực tiếp và nộp hồ sơ điện tử thông quan công thông tin một cửa quốc gia. Hồ sơ kiểm tra chất lượng là bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Vì thế, ngay khi có số tờ khai hải quan thì phải tiến hành đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng, tránh tình trạng kéo dài thời gian.

Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những hồ sơ chứng từ ở trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

 

6. Quy trình nhập khẩu lò vi sóng

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể.

Sau đây, là những bước chính làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng các loại.

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS code lò vi sóng. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho.

Việc tiến hành lấy mẫu để kiểm tra chất lượng lò vi sóng. Có thể tiến hành tại cảng hoặc có thể lấy mẫu tại kho của nhà nhập khẩu.

Trên đây là 4 bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Ngoài ra có nhiều chi tiết nghiệp vụ mà chúng tôi chưa đề cập ở đây. Vui lòng liên hệ đến Anlita để được tư vấn.

 

7. Đăng ký kiểm tra chất lượng lò vi sóng

Lò vi sóng khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải đăng ý kiểm tra chất lượng được quy định tại Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng có thể làm hồ sơ giấy hoặc hồ sơ trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Sau đây, Anlita sẽ giới thiệu đến Quý vị các bước đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng lò vi sóng trên hệ thống một cửa quốc gia.

Bước 1: Tạo tải khoản và đăng ký hồ sơ

Tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia là bước đầu tiên khi làm đăng ký kiểm tra chất lượng. Để tạo được tài khoản trên trang một cửa quốc gia thì phải truy cập vào trang web https://vnsw.gov.vn. Thực hiện nhập liệu theo các ô thông tin có sẵn để tạo tài khoản.

Sau khi có được tài khoản thì có thể đăng ký trên trang một cửa quốc gia. Tại phần quản lý của Bộ KHCN. Khi đăng ký hồ sơ Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Quý vị phải lựa chọn đơn ví kiểm tra mẫu, đơn vị kiểm tra mẫu được cấp phép bởi Bộ KHCN.

Việc đăng ký và tài khoản có thể tiến hành trước khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Nên tạo tài khoản trước vì thông thường mất 24h để tài khoản được chấp nhập.

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng

Sau khi có số hồ sơ đăng ky kiểm tra chất lượng. Thì hải quan đã có thể thông quan hàng hóa. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu.

Mẫu sẽ được lấy theo quy định để kiểm tra chất lượng. Thời gian kiểm tra chất lượng theo TCVN. Tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, thông thường mất từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.

Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa quốc gia

Khi có kết quả kiêm tra chất lượng thì nhà nhập khẩu hoặc đơn vị kiểm tra mẫu có thể tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia. Sau khi có kết quả thì Chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký.

Trên đây là ba bước cơ bản đăng ký kiểm tra chất lượng lò vi sóng. Nếu Quý vị chưa hiểu được quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

8. Những lưu ý khi nhập khẩu lò vi sóng 

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng cho khách hàng. Chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn được chia sẻ đến Quý vị. Sau đây là những lưu ý mà Anlita muốn chia sẻ đến Quý vị cùng tham khảo.

  1. Thuế nhập khẩu khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước;
  2. Lò vi sóng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu;
  3. Lò vi sóng muốn nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

 

9. Kết luận:

Trên đây là toàn bộ những nội dung chính về quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu lò vi sóng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến Quý vị những thông tin đang tìm kiếm. Mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Máy móc cũ

  • Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng, thuế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, giám định và quy trình nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Máy móc cũ là tất cả các loại máy móc đã qua sử dụng thuộc vào chương 84 hoặc 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ được chia ra làm hai loại đó là:

  • Thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng nguyên máy
  • Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ dây chuyền

Sau đây, Anlita sẽ làm sáng tỏ cho quý vị biết về. Thủ tục nhập khẩu, chính sách nhập khẩu cũng như thuế nhập khẩu cho máy móc đã qua sử dụng.

 

1. Chính sách nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Được quy định tại những văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
  2. Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015
  3. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  4. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  5. Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019

Theo những văn bản trên thì máy móc cũ, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không thuộc vào danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng cần phải lưu ý những điểm sau:

  1. Máy móc đã qua sử dụng thì có tuổi thiết bị không quá 10 năm;
  2. Chỉ được phép nhập khẩu nhằm mục đích phục vụ sản xuất;
  3. Khi nhập khẩu máy nông nghiệp phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  4. Linh điện, bộ phận của máy đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu;
  5. Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng máy móc đã qua sử dụng, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  1. Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  2. Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  3. Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  4. Công suất, năm sản xuất;
  5. Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  1. Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  2. Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  3. Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Xác định mã HS của máy móc

Xác định mã HS là bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ một loại hàng nào. Xác định được mã HS sẽ xác định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu. Để xác định được đúng mã HS máy móc Quý vị cần phải hiểu được đặc điểm hàng hóa: Chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm.

3.1. Mã HS máy móc các loại

Mã HS (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã HS trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau. Máy móc là danh từ chung, để xác định mã HS của từng loại máy. Vui lòng kiểm tra theo từng loại bên dưới:

  • Mã hs máy công nghiệp;
  • Mã hs máy tập thể dục thể thao;

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA
(CO
Form E)

ATIGA
(CO
Form D)

 

 
  

95069100

– – Các mặt hàng và
thiết bị cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục hoặc điền kinh

7.5

5

8

0

0

  
  • Mã hs máy phục vụ nông nghiệp;

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA (CO
Form E)

ATIGA (CO
Form D)

  
  

8432

Máy nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp dùng cho việc làm đất hoặc trồng trọt; máy cán cho bãi cỏ hoặc cho sân chơi thể thao

 

 

 

 

 

  

84321000

– Máy cày

30

20

5

0

0

  

 

– Máy bừa, máy cào, máy xới đất từ dưới lên (cultivators), máy làm cỏ và máy xới đất từ trên xuống (hoes):

 

 

 

 

 

  

84322100

– – Bừa đĩa

30

20

5

0

0

  

84322900

– – Loại khác

30

20

5

0

0

  

 

– Máy gieo hạt, máy trồng cây và máy cấy:

 

 

 

 

 

  

84323100

– – Máy gieo hạt, máy trồng cây và máy cấy trực tiếp không cần xới đất (no-till)

7.5

5

5

0

0

  

84323900

– – Loại khác

7.5

5

5

0

0

  

 

– Máy rải phân hữu cơ và máy rắc phân bón:

 

 

 

 

 

  

84324100

– – Máy rải phân hữu cơ

7.5

5

5

0

0

  

84324200

– – Máy rắc phân bón

7.5

5

5

0

0

  

843280

– Máy khác:

 

 

 

 

 

  

84328010

– – Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn

7.5

5

8

0

0

  

84328020

– – Máy cán cho bãi cỏ hoặc cho sân chơi thể thao

7.5

5

8

0

0

  

84328090

– – Loại khác

7.5

5

8

0

0

  

8433

Máy thu hoạch hoặc máy đập, kể cả máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô; máy cắt cỏ tươi hoặc cỏ khô; máy làm sạch, phân loại hoặc lựa chọn trứng, hoa quả hoặc nông sản khác, trừ các loại máy thuộc nhóm 84.37

 

 

 

 

 

  

 

– Máy cắt cỏ dùng cho các bãi cỏ, công viên hoặc sân chơi thể thao:

 

 

 

 

 

  

84331100

– – Chạy bằng động cơ, với chi tiết cắt quay trên mặt phẳng ngang

7.5

5

8

0

0

  

843319

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

84331910

– – – Không dùng động cơ

7.5

5

8

0

0

  

84331990

– – – Loại khác

7.5

5

8

0

0

  

84332000

– Máy cắt cỏ khác, kể cả các thanh cắt lắp vào máy kéo

7.5

5

8

0

0

  

84333000

– Máy dọn cỏ khô khác

7.5

5

8

0

0

  

84334000

– Máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô, kể cả máy nâng (thu dọn) các kiện đã được đóng

7.5

5

8

0

0

  

 

– Máy thu hoạch khác; máy đập:

 

 

 

 

 

  

84335100

– – Máy gặt đập liên hợp

7.5

5

5

0

0

  

84335200

– – Máy đập khác

7.5

5

8

0

0

  

84335300

– – Máy thu hoạch sản phẩm củ hoặc rễ

7.5

5

5

0

0

  

843359

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

84335920

– – – Máy hái bông (cotton)

7.5

5

5

0

0

  

84335990

– – – Loại khác

7.5

5

5

0

0

  

843360

– Máy làm sạch, phân loại hoặc chọn trứng, hoa quả hoặc nông sản khác:

 

 

 

 

 

  

84336010

– – Hoạt động bằng điện

5

0

8

0

0

  

84336020

– – Không hoạt động bằng điện

5

0

8

0

0

  

8434

Máy vắt sữa và máy chế biến sữa

 

 

 

 

 

  

84341000

– Máy vắt sữa

5

0

8

0

0

  

84342000

– Máy chế biến sữa

5

0

8

0

0

  

84349000

– Bộ phận

5

0

8

0

0

  

8435

Máy ép, máy nghiền và các loại máy tương tự dùng trong sản xuất rượu vang, rượu táo, nước trái cây hoặc các loại đồ uống tương tự

 

 

 

 

 

  

843510

– Máy:

 

 

 

 

 

  

84351010

– – Hoạt động bằng điện

5

0

8

0

0

  

84351020

– – Không hoạt động bằng điện

5

0

8

0

0

  

8436

Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi ong, kể cả máy ươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở

 

 

 

 

 

  

843610

– Máy chế biến thức ăn cho động vật:

 

 

 

 

 

  

84361010

– – Hoạt động bằng điện

30

20

8

5

0

  

84361020

– – Không hoạt động bằng điện

30

20

8

5

0

  

 

– Máy chăm sóc gia cầm; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở:

 

 

 

 

 

  

843621

– – Máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở:

 

 

 

 

 

  

84362110

– – – Hoạt động bằng điện

4.5

3

8

0

0

  

84362120

– – – Không hoạt động bằng điện

4.5

3

8

0

0

  

843629

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

84362910

– – – Hoạt động bằng điện

4.5

3

8

0

0

  

84362920

– – – Không hoạt động bằng điện

4.5

3

8

0

0

  

843680

– Máy khác:

 

 

 

 

 

  

 

– – Hoạt động bằng điện:

 

 

 

 

 

  

84368011

– – – Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn

4.5

3

8

0

0

  

84368019

– – – Loại khác

4.5

3

8

0

0

  

 

– – Không hoạt động bằng điện:

 

 

 

 

 

  

84368021

– – – Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn

4.5

3

8

0

0

  

84368029

– – – Loại khác

4.5

3

8

0

0

  
  • Mã hs máy phục vụ trong y tế, chữa bệnh;

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA
(CO
Form E)

ATIGA
(CO
Form D)

 

 
  

90214000

– Thiết bị trợ
thính, trừ các bộ phận và phụ kiện

5

0

*/5; Riêng: Băng, nẹp (trừ nẹp gắn trong cơ thể người), dụng
cụ chỉnh hình thuộc nhóm 90.21: 5%

0

0

  

90215000

– Thiết bị điều hòa
nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim, trừ các bộ phận và phụ kiện

5

0

*/5; Riêng: Băng, nẹp (trừ nẹp gắn trong cơ thể người), dụng
cụ chỉnh hình thuộc nhóm 90.21: 5%

0

0

  

90219000

– Loại khác

5

0

*/5; Riêng: Băng, nẹp (trừ nẹp gắn trong cơ thể người), dụng
cụ chỉnh hình thuộc nhóm 90.21: 5%

0

0

  
  • Mã hs các loại máy khác.

Chúng tôi liệt kê ra một số những mặt hàng để Quý vị tham khảo. Đối với những mặt hàng không được kể trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

3.2. Những rủi ro khi áp sai mã HS

Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  1. Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  2. Chịu phạt do khai sai mã HS theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  3. Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để xác định chính xác mã HS cho loại máy móc cụ thể. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

 

4. Thuế nhập khẩu máy móc cũ

Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua cũ khi đáp ứng được những điều kiện ở trên. Thì được phép nhập khẩu bình thường, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ được tính như hàng mới. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS của máy móc đó. Máy móc, thiết bị, dây chuyền thì được xếp vào chương 84 và 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu. Vì máy móc, thiết bị rất nhiều loại nên chúng tôi không liệt kê được mã HS ra đây. Quý vị vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn về mã HS cho máy móc, thiết bị.

Thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phụ thuộc vào mã HS đã chọn ở trên. Mỗi mã HS thì có một mức thuế suất cụ thể khác nhau cho máy móc, thiết bị. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu dưới đây:

 

Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

 

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

 

5. Hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy móc, dây chuyền đã qua sử dụng nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  1. Tờ khai hải quan;
  2. Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  3. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
  4. Danh sách đóng gói (Packing list);
  5. Vận đơn (Bill of lading);
  6. Catalog (nếu có)… và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
  7. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
  8. Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định
  9. Trường hợp không có QCVN, thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan máy móc, thiệt bị cũ. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

Trong các chứng từ trên thì tờ khai hải quan và chứng thư giám định là những hồ sơ được làm sau khi hàng đã cập cảng. Các chứng từ khác có từ đầu, vì thế nhà nhập khẩu nên chuẩn bị trước, tránh tình trạng hàng đã tới cảng rồi mới chuẩn bị. Sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ đã qua sử dụng.

 

6. Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy móc, dây chuyền đã qua sử dụng cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể. Sau đây, là những bước chính làm thủ tục nhập khẩu máy móc, dây chuyền đã qua sử dụng.

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS máy móc, thiết bị, công nghệ đã qua sử dụng. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể dễ bị dính những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ báo kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai. Đối với thiết bị, máy móc, công nghệ cũ thì đến bước này phải làm thêm giám định năm tuổi. Quy trình thủ tục giám định phụ thuộc vào trung tâm giám định.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể lấy hàng một cách thuận lợi Quý vị cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận tải và hàng được chấp nhận cho qua khu vực giám sát.. Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan máy móc cũ, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng.

 

7. Những lưu ý khi nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

Trong quá trình nhập khẩu máy cũ cho khách hàng. Anlita đã rút ra được những kinh nghiệm sau, xin được chia sẻ đến Quý vị cùng tham khảo. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ và công nghệ đã qua sử dụng quý vị cần lưu ý những điểm sau:

  1. Máy móc, thiết bị cũ và công nghệ đã qua sử dụng có tuổi không vượt quá 10 năm.
  2. Đối với máy quá 10 năm thì nhập khẩu dưới dạng phế liệu, theo giấy phép nhập khẩu phế liệu.
  3. Thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ áp như máy mới.
  4. Khi nhập khẩu máy in thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP.
  5. Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
  6. Máy móc, thiết bị cũ không có trong QCVN. Thì phải có giấy xác nhận của nhà bán và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước xuất.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

 

 

8. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ và công nghệ đã qua sử dụng, hồ sơ, trình tự các bước nhập khẩu và thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho quý vị những thông tin bổ ích mà quý vị đang tìm kiếm. 

Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ hoặc vận chuyển. Quý vị vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotline của chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục hải quan cụ thể từng mặt hàng

Máy chơi game

Các máy trò chơi điện tử ở Việt Nam hiện nay hầu hết đều được nhập khẩu để bán ra thị trường. Vậy quy trình và hồ sơ nhập khẩu như thế nào? Quý vị cùng Anlita tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử về Việt Nam nhé.

1. Chính sách thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử như sau:

  1. Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL
    Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 28/2014/TT-BVHTTDL
    Văn bản hợp nhất 4225/VBHN-BVHTTDL
  2. Giấy tờ cần thiết nhất để làm thủ tục hải quan, theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
  3. Máy trò chơi điện tử nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch theo thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL.
  4. Cụ thể, khi nhập khẩu máy trò chơi điện tử, bộ điều khiển trò chơi video… thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thẩm định nội dung hàng hóa nhập khẩu để được cấp phép nhập khẩu (phụ lục 2, thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL). Cơ quan quản lý: Sở Văn hóa-Thể thao nơi doanh nghiệp có trụ sở đăng ký kinh doanh. Sở sẽ thành lập hội đồng thẩm định sản phẩm nhập khẩu.

2. Mã HS máy trò chơi điện tử

Doanh nghiệp nhập khẩu máy trò chơi dạng điều khiển video, trò chơi mô phỏng hay thực tế ảo có khe nhét xèng và xu xin tham khảo HS code nhóm 95043010

Cụ thể, các loại máy trò chơi nhập khẩu như:

  1. Máy bắn bi (pin-table machine)
  2. Máy bắn cá (fish shooting machine, fish game machine)
  3. Máy bắn bóng (Balls shooting game)
  4. Máy trò chơi mô phỏng quân sự
  5. Ghế thực tế ảo (Virtual Reality seat/VR machine)
  6. Máy gắp thú bông (claw machine, toy catcher)
  7. Máy gắp kẹo (candy claw machine, candy grabber)

Mã hàng

Mô tả hàng hoá – Tiếng Việt

NK
TT

NK
ưu
đãi

VAT

ACFTA (CO
Form E)

ATIGA (CO
Form D)

  
  

9504

Các máy và thiết bị trò chơi điện tử video, các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả trò chơi bắn bi (pin-table), bi-a, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc và thiết bị chơi bowling tự động, máy giải trí hoạt động bằng đồng xu, tiền giấy, thẻ ngân hàng, token hoặc bất kỳ phương tiện thanh toán khác

 

 

 

 

 

  

950420

– Các mặt hàng và phụ kiện dùng cho trò chơi bi-a:

 

 

 

 

 

  

95042020

– – Bàn bi-a các loại

37.5

25

8

0

0

  

95042030

– – Phấn xoa đầu gậy bi-a

30

20

8

0

0

  

95042090

– – Loại khác

37.5

25

8

0

0

  

950430

– Máy trò chơi khác, hoạt động bằng đồng xu, tiền giấy, thẻ ngân hàng, token hoặc các loại tương tự, trừ các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động:

 

 

 

 

 

  

95043030

– – Trò chơi may rủi ngẫu nhiên với giải thưởng nhận ngay bằng tiền mặt; các bộ phận và phụ kiện của chúng

30

20

8

0

0

  

95043040

– – Máy trò chơi bắn bi (pintables) hoặc các máy trò chơi tự động (có khe nhét xèng hoặc xu) khác

30

20

8

0

0

  

95043050

– – Loại khác, bộ phận bằng gỗ, giấy hoặc plastic

30

20

8

0

0

  

95043090

– – Loại khác

30

20

8

0

0

  

95044000

– Bộ bài

37.5

25

8

0

0

  

950450

– Các máy và thiết bị trò chơi điện tử video, trừ loại thuộc phân nhóm 9504.30:

 

 

 

 

 

  

95045010

– – Loại sử dụng với một bộ thu truyền hình

30

20

10

0 (-BN)

0

  

95045090

– – Loại khác

30

20

10

0 (-BN)

0

  

950490

– Loại khác:

 

 

 

 

 

  

95049010

– – Các loại đồ phụ trợ để chơi bowling

37.5

25

8

0

0

  

 

– – Đồ chơi ném phi tiêu và các bộ phận và phụ kiện của chúng:

 

 

 

 

 

  

95049021

– – – Bằng gỗ, giấy hoặc plastic

37.5

25

8

0

0

  

95049029

– – – Loại khác

37.5

25

8

0

0

  

 

– – Thiết bị chơi bạc và đồ phụ trợ đi kèm:

 

 

 

 

 

  

95049032

– – – Bàn thiết kế để chơi bạc bằng gỗ hoặc plastic

37.5

25

8

0

0

  

95049033

– – – Loại bàn khác thiết kế để chơi bạc

37.5

25

8

0

0

  

95049034

– – – Quân bài Mạt chược bằng gỗ, giấy hoặc plastic

37.5

25

8

0

0

  

95049035

– – – Quân bài Mạt chược khác

37.5

25

8

0

0

  

95049036

– – – Loại khác, bằng gỗ, giấy hoặc plastic

37.5

25

8

0

0

  

95049039

– – – Loại khác

37.5

25

8

0

0

  

 

– – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

 

– – – Bàn thiết kế để chơi trò chơi:

 

 

 

 

 

  

95049092

– – – – Bằng gỗ hoặc bằng plastic

37.5

25

8

0

0

  

95049093

– – – – Loại khác

37.5

25

8

0

0

  

 

– – – Loại khác:

 

 

 

 

 

  

95049095

– – – – Bằng gỗ, giấy hoặc plastic

37.5

25

8

0

0

  

95049099

– – – – Loại khác

37.5

25

8

0

0

  
Để thông quan một lô hàng máy trò chơi, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ và làm các bước đầy đủ theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký xác nhận danh mục sản phẩm có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu

Bước chuẩn bị hồ sơ cần dịch thuật, công chứng thông tin chi tiết kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng các loại máy.

Bước 2:Làm thủ tục khai báo hải quan, mở Container niêm phong mẫu hàng hóa cần thẩm định.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và mang mẫu tới Sở Văn hóa-Thể thao để thẩm định nội dung. Sở Văn hóa ra biên bản thẩm định, quyết định cấp phép nhập khẩu

Bước 4:Thông quan hàng hóa

4. Các hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Invoice, Packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
  2. Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)
  3. Biên bản thẩm định nội dung hàng hóa nhập khẩu và quyết định cấp phép nhập khẩu
  4. CO (nếu có) để hưởng ưu đãi thuế: bản gốc Original
  5. Các chứng từ khác theo yêu cầu

Khi làm thủ tục nhập khu máy trò chơi điện tử, máy chơi game thực tế ảo thì Quý vị chú ý vấn đề khai báo giá và hồ sơ đầy đủ. Nếu Quý vị có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử, máy thực tế ảo và các mặt hàng khác thì xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

This site is registered on wpml.org as a development site.