Dán nhãn năng lượng
1. Dán nhãn năng lượng là gì?
Dán nhãn năng lượng là một trong những thủ tục mà các doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành để đảm bảo lô hàng được thông quan thành công. Đây được hiểu là việc dán nhãn cho các sản phẩm trên nhãn thì cung cấp đầy đủ các thông tin về mức độ tiết kiệm năng lượng và độ tiêu thụ năng lượng của sản phẩm.
Hiện nay có hai loại nhãn năng lượng khác nhau đó là nhãn xác nhận và nhãn so sánh.
1. Nhãn năng lượng xác nhận là hình tam giác có biểu tưởng tiết kiệm năng lượng. Loại năng lượng này sẽ được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường của Việt Nam khi có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt qua MEPS tức là năng lượng tối thiểu. Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được Bộ công thương quy định theo từng thời kỳ khác nhau nên có thể điều chỉnh được qua các năm.
2. Nhãn năng lượng so sánh là nhãn năng lượng được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường Việt Nam. Được quy định từ 01 đến 05 sao, nếu như thiết bị được đánh giá 05 sao tức là mức tiêu thụ năng lượng cực kỳ tối thiểu.
2. Danh mục phương tiện, thiết bị phải dãn nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
Căn cứ theo điều 1 quyết định số 04/2017/QD-TTg Quy định doanh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn dán năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Quy định donh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng bao gồm :
– Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đền huỳnh quang compact, chất lưu điện từ và điện từ cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
– Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy photo copy, màn hình máy tính , máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
– Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện
– Nhóm phương tiện giao thông vận tài gồm: xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe moto, xe gắn máy.
3. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng.
3.1. Lộ trình dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp.
Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 04/2017/QD-TTg
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp như là đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chất lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện.
Việc thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31-12-2019 đối với sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ. Và thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01-01-2020 đối với sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
3.2. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại,
Căn cứ theo khoản 2 điều 2 Quyết định 04/2017/ QD-TTg
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại và thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy photo copy, màn hình máy tính, máy in. Việc thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 và thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01-01-2020
3.3. Lộ trình dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới)
Căn cứ vào khoản 3 điều 2 Quyết định 04/2017/QD- TTg
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối xe con loại 07 chỗ trở xuống
Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe oto con từ loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ đến hết ngày 31-12-2017, xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31-12-2019
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô từ 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, xe mô tô, xe máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
– Đối với nhóm thiết bị gia dụng : Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trừ những phương tiện thiết bị như đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ, máy tính sách tay.
– Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp và thiết bị văn phòng và thương mại thì không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu, trừ những phương tiện thiết bị như là đèn LED, bình đun nước nóng dự trữ và máy tính xách tay.
– Đối với các sản phảm đèn tròn( đèn sợi đốt) thì không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông các loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.
– Đối với các sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ, máy tính xách tay thì lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được quy định tại quyết định của thủ tướng chính phủ về ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng pahir loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
5. Tổ chức thực hiện
Mỗi tổ chức đều có một trách nhiệm riêng trong việc thực hiện dán nhãn năng lượng. Cụ thể như sau:
– Bộ công thương có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lương cho các nhóm phương tiện thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp và các nhóm thiết bị văn phòng và thương mại. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ trướng Chính phủ bổ sung danh mục các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng. Thực hiện xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ thực hiện lộ trình sán nhãn năng lượng đã nêu ở trên.
– Bộ giao thông: Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát dán nhãn năng lượng cho phương tiện thiết bị giao thông vận tải
-Bộ Khoa học và Công nghệ : Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cán bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của các phương tiện, thiết bị phù hợp với lộ trình dán nhãn năng lượng. Bộ khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu phù hợp với lộ trình thực hiện. Soát xét và công bố 05 năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
– Bộ Tài chính: Bộ Tài chính có trách nhiệm như là chủ trì phối hợp với các tổ chức khác để hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức tổi thiểu
– Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan tiết kiệm năng lượng tại địa phương, các bộ ngành liên quan kiểm tra, giám sát….